
Đó là một trong những mục tiêu của Chương trình Thương hiệu quốc gia giai đoạn từ năm 2020 đến năm 2030. Cũng trong giai đoạn này, Chương trình sẽ tập trung xây dựng và phát triển Thương hiệu Việt Nam gắn với các giá trị tích cực, nổi trội của thương hiệu sản phẩm với các mục tiêu cụ thể.

Theo thông tin mới nhất từ Brand Finance, trong bảng xếp hạng 100 thương hiệu quốc gia giá trị nhất thế giới năm 2019, Thương hiệu quốc gia Việt Nam được định giá 247 tỷ USD (tăng 12 tỷ USD tương đương 5,4% so với con số 235 tỷ USD năm 2018)

Bộ Công Thương đang hoàn thiện dự thảo Đề án "Phát triển thương hiệu ngành thực phẩm Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030". Đây tiếp tục được ghi nhận là nỗ lực lớn của ngành Công Thương trong xây dựng cũng như đưa thương hiệu nông sản của Việt Nam ra thế giới.

Những năm gần đây, hàng hóa của nhiều doanh nghiệp Việt đã có mặt trên thị trường khắp các châu lục. Tuy nhiên, một số nhóm ngành hàng xuất khẩu giá trị gia tăng chưa cao do xuất thô, làm gia công và quan trọng là thiếu thương hiệu riêng… Câu chuyện về về 2 doanh nghiệp Thương hiệu quốc gia "mang chuông đi đánh xứ người" sẽ cho thấy tầm quan trọng của xây dựng thương hiệu và "giá trị Việt Nam" trong xuất khẩu.

Thực hiện tốt vai trò kết nối giao thương, hỗ trợ đào tạo kỹ năng xúc tiến thương mại, Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) đã giúp nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nước xuất khẩu thành công thông qua kênh thương mại điện tử (TMĐT), qua đó giúp tăng cường quảng bá thương hiệu Việt.

Chỉ cho chúng tôi xem 8 chứng nhận in trên các vỏ hộp quế, hồi chuẩn bị xuất khẩu, Giám đốc Công ty CP Sản xuất và Xuất khẩu Quế Hồi Việt Nam (Vinasamex) – chị Nguyễn Thị Huyền - chia sẻ: Đây là kết quả của cả một hành trình nhiều gian nan, nhưng nhờ có các chứng nhận này, Vinasamex đang có những bước đi đầy tự tin khi gia nhập với thị trường quốc tế.

Bộ Công Thương đã phối hợp với Amazon Global Selling xây dựng kế hoạch triển khai các hoạt động cụ thể nhằm hỗ trợ doanh nghiệp trong nước tiếp xúc với kênh bán hàng trực tuyến amazon.com; đồng thời, đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa thương hiệu Việt qua nền tảng thương mại điện tử (TMĐT).

Được triển khai từ năm 2003, đến nay sau hơn 16 năm Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam (THQG) đã từng bước xây dựng và quảng bá, nâng cao hình ảnh đất nước Việt Nam thông qua các sản phẩm, hàng hóa dịch vụ chất lượng. Ngày càng nhiều hơn các doanh nghiệp (DN) mang THQG tự tin khẳng định thương hiệu trên trường quốc tế, vững vàng "mang chuông đi đánh xứ người" với nhiều mặt hàng xuất khẩu khẳng định "thương hiệu Việt" trên trường quốc tế.

Bộ Công Thương đang lấy ý kiến đóng góp cho Dự thảo Thông tư quy định hệ thống tiêu chí của Chương trình Thương hiệu quốc gia (THQG) Việt Nam. Đây là động thái tích cực nhằm tích hợp tiêu chí của chương trình với các quy định mới sắp được ban hành, trong đó có quy định về hàng hóa "Made in Việt Nam".

Đây là một trong những mục tiêu quan trọng trong Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam từ năm 2020 đến năm 2030 vừa được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phê duyệt

Sự thành công của một số doanh nghiệp bán hàng trên Amazon Global Selling (Amazon) là cơ sở tốt cho Bộ Công Thương tiếp tục triển khai các hoạt động hỗ trợ trong năm 2020, 2021 nhằm đẩy mạnh xúc tiến xuất khẩu hàng hóa thương hiệu Việt trên môi trường thương mại điện tử (TMĐT).

Brand Finance - công ty định giá thương hiệu hàng đầu thế giới vừa công bố danh sách Top 50 thương hiệu có giá trị nhất Việt Nam và Viettel là thương hiệu có giá trị nhất với hơn 4,3 tỷ USD.

Trung Nguyên Legend vừa chính thức ra mắt Trung Nguyên E-Coffee - Hệ thống cửa hàng chuyên Cà phê Năng lượng - Cà phê Đổi đời, đem đến một giải pháp kinh doanh cà phê tối đa lợi ích, giúp rút ngắn con đường đi đến thành công và hạnh phúc đích thực của cộng đồng.

Tối 31/7, tại thành phố Vinh, UBND tỉnh tổ chức lễ khai mạc tuần lễ giới thiệu sản phẩm của doanh nghiệp thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Nghệ An với sự tham gia của 150 doanh nghiệp hai bên.

Bộ Công Thương đang nỗ lực hoàn thiện nền tảng pháp lý, đồng hành cùng các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh nông sản trong nước xây dựng thương hiệu cho ngành hàng này.

Đó là chia sẻ của ông Nguyễn Quốc Thịnh - Cố vấn cao cấp Chương trình Thương hiệu Quốc gia (THQG) với phóng viên Báo Công Thương về một số điểm cần đổi mới của chương trình trong giai đoạn tới.

Nằm trong khuôn khổ Tuần lễ Thương hiệu Quốc Gia (THQG) Việt Nam 2019, sáng nay 20/4, Cục Xúc tiến Thương mại (Bộ Công Thương) đã phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức chương trình “Đạp xe Diễu hành THQG” tại Hà Nội.

Xây dựng thương hiệu hàng hóa, dịch vụ của Việt Nam đạt tiêu chuẩn chất lượng cao, ngang hàng với các nước trong khu vực và thế giới không chỉ là mong mỏi của Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh, Chủ tịch Hội đồng Thương hiệu quốc gia Việt Nam mà còn là "đề bài" cho cơ quan quản lý, cộng đồng doanh nghiệp nhân Ngày Thương hiệu Việt Nam 20/4.

Việc đưa sản phẩm tham gia chuỗi giá trị toàn cầu là hướng đi tất yếu để xây dựng, phát triển thương hiệu và tạo chỗ đứng trên thị trường thế giới. Do vậy, doanh nghiệp (DN) cần tận dụng được cơ hội, hạn chế thách thức.

Nằm trong khuôn khổ Tuần lễ Thương hiệu Việt Nam 2019, Diễn đàn Thương hiệu Việt Nam 2019 với chủ đề “Chiến lược Thương hiệu Quốc gia Việt Nam” đã được Bộ Công Thương tổ chức vào ngày 17/4, tại Hà Nội.

Nhằm tôn vinh, quảng bá thương hiệu và hình ảnh Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế, ngày 20/4 hàng năm chính thức được chọn là “Ngày Thương hiệu Việt Nam”. Có thể khẳng định, việc xây dựng và phát huy giá trị “Thương hiệu Việt Nam” nhận được sự quan tâm lớn từ Chính phủ, các địa phương, từng doanh nghiệp và mỗi cá nhân. Với sự quan tâm của Chính phủ, đặc biệt sự nỗ lực của cộng đồng doanh nghiệp, ngày càng có nhiều sản phẩm, hàng hóa gắn với thương hiệu Việt khẳng định vị thế trên thị trường…

Nhiều năm qua, Sở Công Thương Hà Tĩnh đã thành công trong việc đưa những sản phẩm địa phương đến gần hơn với người tiêu dùng, thu hút được các doanh nghiệp (DN), cơ sở sản xuất trong tỉnh vào cuộc tích cực, từng bước đưa sản phẩm hàng hóa mang thuơng hiệu Hà Tĩnh đến với người dân.

Viết tiếp thương hiệu truyền thống của cái tên đầu ngành trong lĩnh vực sản xuất văn phòng phẩm, một hình ảnh mới năng động, hiện đại, được kế thừa từ truyền thống 60 năm hình thành và phát triển của Văn phòng phẩm Hồng Hà đã được ra mắt. Bộ nhận diện thương hiệu mới này được kỳ vọng sẽ mở ra một trang mới trong giai đoạn hội nhập và phát triển sâu tại thị trường trong nước và quốc tế.

Giá trị của cà phê Việt Nam nói chung và cà phê Buôn Ma Thuột nói riêng sẽ tiếp tục được nâng cao thông qua các hoạt động xúc tiến thương mại.