Đội ngũ của ông Trump đã liên tiếp từ chối nhiều cuộc gặp mặt với các quan chức từ Trung Quốc do lo sợ những cáo buộc về thu thập thông tin tình báo.
Hàng xuất khẩu của Việt Nam đang có lợi thế tại Mỹ, trong bối cảnh nước này chủ trương giảm thương mại với Trung Quốc bằng các biện pháp tăng thuế quan vừa qua.
Bộ trưởng Ngân khố Hoa Kỳ Janet Yellen vừa đưa ra cảnh báo về khả năng dư thừa hàng hóa từ Trung Quốc, và kêu gọi EU tăng cường kiểm soát xuất khẩu từ nước này.
Cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2020 sẽ diễn ra vào ngày 3/11 tới giữa ứng cử viên đảng Cộng hòa Donald Trump - đương kim Tổng thống và ứng cử viên đảng Dân chủ Joe Biden – cựu Phó Tổng thống thời chính quyền Obama; cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung Quốc đã bước sang năm thứ hai, và không có dấu hiệu cho thấy cuộc thương chiến sớm kết thúc.
Khi căng thẳng thương mại gia tăng giữa Mỹ và Trung Quốc, ngành công nghiệp bán dẫn của Mỹ lo ngại một cuộc chiến tranh lạnh về công nghệ có thể làm gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu.
Sáng ngày 25/8 (theo giờ Bắc Kinh), các nhà đàm phán thương mại cấp cao của Mỹ và Trung Quốc đã tổ chức một cuộc điện đàm về việc thực hiện thỏa thuận giai đoạn một giữa hai nước. Cuộc điện đàm được thực hiện sau khi kế hoạch rà soát 6 tháng thực thi thỏa thuận được ấn định vào ngày 15/8 đã bị trì hoãn vô thời hạn và Tổng thống Mỹ Donald Trump sau đó tuyên bố rằng đã hoãn các cuộc đàm phán.
Tổng giám đốc của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) Robert Azevedo sẽ rời nhiệm sở vào cuối tháng 8, sớm một năm trước khi kết thúc nhiệm kỳ. Đằng sau sự từ chức đột ngột này là sự bối rối trong vận hành chức năng của WTO.
Trong hai năm qua, Tổng thống Donald Trump đã tăng thuế đối với hàng nhập khẩu của Mỹ từ Trung Quốc hơn 500%. Năm 2018, những hàng hóa này đại diện cho hơn 1/5 tất cả những gì người Mỹ mua ở nước ngoài. Các loại thuế mới, có vẻ như là đòn bẩy cho các cuộc đàm phán, dường như không thể dỡ bỏ khi các cuộc thảo luận giữa Washington và Bắc Kinh ngày càng trở nên khó khăn hơn.
Giai đoạn 1 của thỏa thuận thương mại Mỹ - Trung đã được ký kết giữa tháng 1/2020 nhằm chấm dứt cuộc chiến thương mại bắt đầu vào tháng 3/2018. Trung Quốc hứa sẽ tăng mạnh nhập khẩu từ Mỹ để đổi lấy việc Mỹ không tăng thêm thuế quan bổ sung đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc. Sự ngừng chiến đang được thực hiện, nhưng vẫn còn nhiều thách thức đặt ra.
Mỹ và Trung Quốc đã bắt đầu thực hiện các cam kết của mình theo thỏa thuận thương mại giai đoạn một bất chấp sự xáo trộn toàn cầu từ đại dịch Covid-19 hiện nay. Thỏa thuận giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới, đã thực hiện thương mại trị giá 559 tỷ USD vào năm ngoái, làm dịu căng thẳng thương mại vào tháng 1 và dự kiến sẽ tăng tổng sản phẩm quốc nội của Mỹ ít nhất một nửa điểm phần trăm và tạo ra một triệu việc làm.
Ngày 15/1/2020, Mỹ và Trung Quốc đã ký kết thỏa thuận thương mại giai đoạn 1; nhằm ngăn chặn sự leo thang thương chiến giữa hai nước đã kéo dài gần hai năm. Nhưng chỉ vài ngày sau, một đợt bùng phát dịch Covid-19 bắt đầu ở Vũ Hán rồi lan nhanh khắp Trung Quốc, khiến các doanh nghiệp (DN) phải đóng cửa trong nhiều tuần; gây căng thẳng cho tiêu dùng và giảm nghiêm trọng năng suất sản xuất cũng như xuất khẩu của Trung Quốc.
Vào những năm 2010, mối quan hệ giữa Trung Quốc và Mỹ trở nên cạnh tranh. Tổng thống Donald Trump đã khởi động một cuộc chiến thương mại vào năm 2018, áp thuế quan trong hai đợt với khoảng 400 tỷ USD hàng hóa được giao dịch giữa Mỹ và Trung Quốc. Mối quan hệ mới mang tính đối đầu nhiều hơn này đã thay đổi cục diện thương mại toàn cầu, làm gián đoạn chuỗi cung ứng đáng chú ý nhất trong lĩnh vực công nghệ.
Thương chiến kéo dài 2 năm giữa Mỹ và Trung Quốc đã tác động tiêu cực đến diện mạo kinh tế thế giới, mặt khác cũng mang lại lợi ích khiêm tốn cho một số ít ngành công nghiệp và các quốc gia. Tăng trưởng thương mại toàn cầu đã giảm xuống 1% vào năm ngoái, từ 4% vào năm 2018 và 6% vào năm 2017. Và, đâu là điểm đáy của suy thoái thì chưa có sự thống nhất cuối cùng.
Ngày 15/01, tại Nhà Trắng, Mỹ và Trung Quốc đã chính thức ký một thỏa thuận thương mại mà các quan chức cho rằng sẽ dẫn đến sự gia tăng mạnh mẽ xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ của Mỹ sang Trung Quốc, tiếp tục mở cửa thị trường Trung Quốc cho các công ty nước ngoài, đặc biệt là trong các dịch vụ tài chính, và cung cấp sự bảo vệ mạnh mẽ cho bí mật thương mại và tài sản trí tuệ.
Cơ quan Đại diện Thương mại Mỹ (USTR) cho biết các quan chức thương mại từ Mỹ và Trung Quốc "gần hoàn thiện” một số phần của thỏa thuận sau khi thực hiện cuộc điện đàm ngày 25/10 và các cuộc đàm phán cấp thứ trưởng sẽ tiến hành liên tục.
Ngày 17/10, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin cho biết, phía Mỹ đang chuẩn bị tới Bắc Kinh để họp thêm nếu cần, trong bối cảnh các nhà đàm phán thương mại của Mỹ và Trung Quốc đang làm việc về dự thảo lời văn của thỏa thuận giai đoạn 1 để các nhà lãnh đạo có thể ký thỏa thuận vào tháng tới.
Ngày 19/9, các nhà đàm phán thương mại cấp Thứ trưởng Mỹ - Trung Quốc đã có cuộc gặp mặt đầu tiên sau gần hai tháng gián đoạn. Các cuộc đàm phán này diễn ra hai ngày 19-20/9 nhằm đặt nền tảng cho các cuộc đàm phán cấp cao vào đầu tháng 10, sẽ xác định liệu hai nước có hướng tới một giải pháp hay đang hướng tới mức thuế mới và cao hơn đối với các hàng hóa khác của nhau.
Ngày 30/8, Diễn đàn “Thuận lợi và khó khăn đối với Việt Nam khi thực thi Hiệp định CPTPP trong bối cảnh căng thẳng thương mại Mỹ - Trung” do Bộ Công Thương và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp tổ chức tại Hà Nội.
Trong bối cảnh cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung ngày càng leo thang căng thẳng, nhiều dự đoán cho rằng, trong các cuộc đàm phán sắp tới, Mỹ sẽ đặt ra những điều kiện sau với EU: giảm bớt mối quan hệ với Trung Quốc; không gia tăng mức độ tham gia các dự án BRI hoặc không mua một số sản phẩm công nghệ tiên tiến của Trung Quốc.
Một thỏa thuận dường như đã rất gần. Mới tháng 5 vừa qua, chính quyền Tổng thống Trump và Trung Quốc dường như đang trên bờ vực giải quyết tranh chấp đối với các chính sách thương mại của Bắc Kinh - rồi tất cả đã sụp đổ. Một thỏa thuận ngừng chiến được tuyên bố bởi Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình diễn ra vào tháng 6 cũng đã không thành công.
Sự leo thang mới của cuộc chiến thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ có thể giúp thúc đẩy các cuộc đàm phán về Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP). Một khi được hình thành, RCEP sẽ là khối thương mại tự do lớn nhất trên thế giới.
Ngày 23/7, thông tin từ chính quyền Mỹ cho biết, các phái đoàn thương mại của Mỹ và Trung Quốc đã lên kế hoạch cho vòng đàm phán đối mặt lần thứ 12 sẽ diễn ra tại Thượng Hải trong tuần cuối tháng 7, đây là cuộc đàm phán cấp cao đầu tiên giữa hai bên kể từ khi vòng đàm phán thứ 11 bị đình trệ vào tháng 5.
Cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đã tạo ra cuộc thảo luận ở khu vực Đông Nam Á về việc các quốc gia sẽ được hưởng lợi từ các công ty đa quốc gia chuyển sản xuất ra khỏi Trung Quốc, nhưng không có nhiều ý kiến cho rằng cơ hội thuộc về Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC).
Xung đột thương mại Mỹ - Trung chưa có dấu hiệu hạ nhiệt đã và đang tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế toàn cầu nói chung. Việt Nam tiếp tục là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng lớn nhất từ cuộc xung đột này, với những thách thức đan xen cơ hội.
Một số hãng da giày lớn nhất thế giới đang kêu gọi Tổng thống Mỹ Donald Trump chấm dứt cuộc chiến thương mại với Trung Quốc, và đưa ra cảnh báo về tác động "thảm khốc" đối với người tiêu dùng.
Tuyên bố trả đũa của Trung Quốc sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tăng thuế đối với hàng hóa Trung Quốc trị giá 200 tỷ USD vào ngày 10/5 đã làm tăng sự bất ổn về căng thẳng thương mại leo thang giữa hai nước ngày càng trở nên rõ ràng, và làm dấy lên lo ngại trong các nhà đầu tư và các nhà phân tích về các tình huống xấu nhất sẽ xảy ra làm tổn thương tăng trưởng toàn cầu.
Ngày 15/4, Mỹ đã yêu cầu Trung Quốc thay đổi danh sách hàng hóa chịu thuế trong gói 50 tỷ USD hàng nhập khẩu trong tháng 7 và tháng 8/2018 bao gồm hàng nhập khẩu phi nông nghiệp.
Các nhà phân tích nhận thấy các quan chức thương mại Trung Quốc và Mỹ đang tìm mọi cách để đạt được thỏa thuận khi họ gặp nhau tại Bắc Kinh vào tuần tới, nhưng hai bên vẫn còn những trở ngại phải vượt qua.
Đến năm 2029, cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung vẫn đang được tiến hành và có thể gây thiệt hại cho nền kinh tế Mỹ 1 nghìn tỷ USD. Đó là cảnh báo có trong một báo cáo mới nhất vừa công bố ngày 19/3 do Phòng Thương mại Mỹ thực hiện, tính toán tác động tích lũy đến tăng trưởng của Mỹ trong thập kỷ tới nếu căng thẳng thương mại với Trung Quốc tiếp tục leo thang.
Ngày 14/02, giá dầu tăng với hy vọng rằng tiến trình của cuộc đàm phán thuế quan mới nhất của Mỹ và Trung Quốc đang diễn ra tại Bắc Kinh sẽ cải thiện triển vọng kinh tế toàn cầu.