Thương chiến Mỹ - Trung: Những ẩn số chưa có lời giải

Vào những năm 2010, mối quan hệ giữa Trung Quốc và Mỹ trở nên cạnh tranh. Tổng thống Donald Trump đã khởi động một cuộc chiến thương mại vào năm 2018, áp thuế quan trong hai đợt với khoảng 400 tỷ USD hàng hóa được giao dịch giữa Mỹ và Trung Quốc. Mối quan hệ mới mang tính đối đầu nhiều hơn này đã thay đổi cục diện thương mại toàn cầu, làm gián đoạn chuỗi cung ứng đáng chú ý nhất trong lĩnh vực công nghệ.

Tác động ngắn hạn

1. Chuyển hướng thương mại: Mỹ đang nhập khẩu hàng hóa từ những nơi khác ngoài Trung Quốc. Đây là tín hiệu tích cực cho các nền kinh tế lớn khác như EU và Anh. Đầu năm 2019, Cơ quan kinh tế quốc gia Mỹ ước tính, có tới 165 tỷ USD thương mại sẽ phải được điều chỉnh lại mỗi năm để tránh ngay cả thuế quan áp dụng vào cuối năm 2018.

thuong chien my trung nhung an so chua co loi giai

Mối quan hệ mới mang tính đối đầu nhiều hơn đã thay đổi cục diện thương mại toàn cầu

Hiện trong năm thứ hai, cuộc chiến thương mại đã hút những đơn đặt hàng từ Trung Quốc và Mỹ đến các nhà cung cấp thay thế, không chỉ nhà cung cấp giá rẻ ở châu Á đã được hưởng lợi. Hội nghị Liên hiệp quốc về Thương mại và Phát triển đã chỉ ra, EU cùng với Đài Loan, Mexico và Việt Nam đã có lợi thế. Khi xuất khẩu của Trung Quốc giảm khoảng 25 tỷ USD trong nửa đầu năm 2019, EU đã xuất khẩu thêm 2,7 tỷ USD sang Mỹ.

Một mô hình kinh tế được các nhà phân tích dự đoán, những cải thiện thâm hụt thương mại của Mỹ với Trung Quốc sẽ được bù đắp gần như hoàn toàn bởi sự suy giảm vị thế của Mỹ so với các đối tác thương mại khác. Điều này đặt ra câu hỏi: Liệu Mỹ có xem các cán cân thương mại khác của mình xấu đi mà không hành động hay không?

2. Thỏa thuận thương mại giai đoạn 1: Trung Quốc đã cam kết mua thêm 200 tỷ USD hàng hóa từ Mỹ trong các lĩnh vực bao gồm nông nghiệp, dịch vụ, sản xuất và năng lượng. Hội đồng doanh nghiệp Trung Quốc - Anh cho rằng, thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 Mỹ - Trung đã loại bỏ nguy cơ các công ty Anh bị ảnh hưởng bởi bất kỳ sự áp đặt nào đối với sản phẩm có chứa các thành phần do Trung Quốc sản xuất. Trung Quốc hứa sẽ khuyến khích nhập khẩu nông sản nhiều hơn từ Mỹ bằng cách đưa ra các quy định về nông sản chặt chẽ hơn theo các quy định và tiêu chuẩn của WTO có lợi cho các nhà sản xuất Mỹ và không phải Mỹ. Tuy nhiên, Trung Quốc sẽ phải từ bỏ các đối tác thương mại hiện có như Argentina và Brazil để đáp ứng điều kiện này của Mỹ và điều đó sẽ không dễ dàng.

3. Dịch Covid-19 mặc dù không liên quan trực tiếp đến cuộc chiến thương mại, nhưng đã làm trầm trọng thêm sự chia rẽ giữa Mỹ và Trung Quốc. Một số hãng hàng không quốc tế đã tạm thời đóng đường bay đến Trung Quốc; nhiều hãng khác đã cắt giảm chuyến bay đến châu Á. Vũ Hán - thành phố bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch Covid-19 là một trung tâm phụ tùng xe hơi, vì vậy các nhà sản xuất ôtô đã bị ảnh hưởng nặng nề. Chỉ vài tuần sau cuộc khủng hoảng, Volkswagen đã đóng cửa các nhà máy tại Trung Quốc và những nhà sản xuất ô tô toàn cầu khác cảnh báo, cơ sở ở châu Âu và Mỹ cũng đóng cửa chỉ cách đó vài tuần.

Triển vọng trung hạn

1. Chuyển đổi nhà cung cấp: Khi cuộc chiến thương mại kéo dài, các công ty đã phải cân nhắc tìm kiếm nguồn đầu vào thay thế cho chuỗi sản xuất. Việc chuyển sang nhà cung cấp linh kiện mới đi kèm với chi phí cũng như khả năng giá cao hơn; sự tin tưởng, đảm bảo chất lượng và mạng lưới hậu cần đều phải được xây dựng lại.

Một cuộc khảo sát tháng 9 năm 2019 do Phòng Thương mại EU tại Trung Quốc thực hiện đã lưu ý, chỉ 10% số người được hỏi đã thay đổi nhà cung cấp, mặc dù con số này tăng từ 6% trong cuộc khảo sát tháng 1/2019. Mới đây nhất, vào tháng 1/2020, Tập đoàn Giải pháp và Chiến lược tài chính Citi lưu ý rằng, 1/3 công ty Tây Âu trong chỉ số MSCI toàn cầu có rủi ro thương mại do phụ thuộc vào Trung Quốc. Sự bùng phát của Covid-19 đã cung cấp một minh họa rõ ràng về việc nhiều công ty vẫn phụ thuộc vào Trung Quốc.

2. Sự tê liệt không chắc chắn: Chỉ số không chắc chắn thế giới, theo dõi sự không chắc chắn trên toàn cầu cho thấy, tình trạng này đang lan tràn trên toàn thế giới.

Vào tháng 5/2019, 1/3 số người được hỏi trong cuộc khảo sát của AmCham, Trung Quốc nói, họ đã trì hoãn hoặc hủy bỏ các quyết định đầu tư, nhiều hơn trong một cuộc khảo sát tương tự được thực hiện vào năm trước. Cuộc khảo sát của EUCham tháng 9/2019 cũng ghi nhận, có một mức độ tê liệt cực kỳ cao: gần 2/3 số người được hỏi nói rằng giữ nguyên chiến lược của mình nhưng đang theo dõi tình hình.

3. Thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 đã đảm bảo một số lợi ích cho công ty nước ngoài. Các luật mới sẽ tập trung vào đối xử công bằng hơn với người nước ngoài, mở ra một số lĩnh vực tài chính cho đầu tư nước ngoài và đưa ra biện pháp bảo vệ sở hữu trí tuệ. Mỹ đã lên tiếng về những tổn thất thương mại do Trung Quốc. Nhà Trắng ước tính, hành vi trộm cắp tài sản trí tuệ gây thiệt hại cho Mỹ khoảng 225 tỷ - 600 tỷ USD mỗi năm. Không có gì ngạc nhiên khi Mỹ đã thúc đẩy Trung Quốc giải quyết vấn đề này.

Quan điểm dài hạn

Rủi ro lớn nhất trong dài hạn là Mỹ và Trung Quốc chia thành hai phạm vi ảnh hưởng, một là phục vụ Mỹ và tuân thủ các tiêu chuẩn của Mỹ và một trung tâm khác xung quanh Trung Quốc.

1. Sự thay đổi năng lực sản xuất - điều này khó khăn hơn và liên quan đến chi phí thậm chí nhiều hơn so với việc chuyển nguồn, đòi hỏi có các nhà máy và công nhân mới. Ngay cả khi có thể di dời các cơ sở, không có gì chắc chắn công ty có thể sử dụng năng lực châu Á không phải của Trung Quốc để phục vụ thị trường Mỹ, nếu hai khối thương mại riêng biệt phát triển.

Hoạt động nội địa hóa trong mỗi lĩnh vực của Mỹ và Trung Quốc cũng có thể không giải quyết được vấn đề do luật pháp mâu thuẫn, mất kiểm soát hoặc tài sản và khó khăn trong việc chuyển nguồn lợi nhuận về nước. Trong khi đó, Trung Quốc đang có chiến lược hơn về những phần nào trong chuỗi cung ứng mà họ từ bỏ. AmCham chỉ ra, các công ty ở Thâm Quyến, nơi có xu hướng thống trị sản xuất công nghệ thuê ngoài từ Mỹ, có thể sản xuất lắp ráp cấp thấp hơn cho các nước láng giềng trong khi vẫn giữ quy trình có giá trị cao hơn.

2. Sự tách biệt về công nghệ: Các nhà sản xuất sản phẩm công nghệ ở Mỹ và Trung Quốc đang ngày càng bị cấm sử dụng sản phẩm của nhau trên nền tảng an ninh quốc gia. Trung Quốc có kế hoạch tách công nghệ nước ngoài ra khỏi cơ quan nhà nước vào năm 2023. Mỹ đã cấm các cơ quan chính phủ mua thiết bị từ một số nhà cung cấp Trung Quốc bao gồm Huawei và Hikvision. Ít nhất, động thái của Mỹ có khả năng thúc đẩy Trung Quốc tự phát triển các tiêu chuẩn công nghệ riêng. Và điều này được xác định là một mục tiêu chính sách bao quát trong kế hoạch Made in China 2025.

Hội đồng Quan hệ đối ngoại Mỹ lưu ý, kế hoạch này nhắm mục tiêu 70% khả năng tự túc trong các ngành công nghệ cao vào năm 2025 và chiếm vị trí thống lĩnh thị trường toàn cầu vào năm 2049, thông qua các phương pháp bao gồm sử dụng trợ cấp, mua lại và chuyển giao công nghệ.

Việt Dũng
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bình luận