Lý do Tổng thống Trump nhận được quá ít phản hồi từ chính đảng của mình - ngoài thực tế hầu hết các tổng thống thường giành được sự ủng hộ của các đảng mà họ là người đứng đầu - phần lớn thế giới tin rằng Trung Quốc đã không tuân theo những cam kết khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào năm 2001.
![]() |
Đó là lý do mà chính quyền Mỹ thời Tổng thống Obama cùng với 11 quốc gia đã thành lập Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Tất cả những gì còn thiếu là sự phê chuẩn của Quốc hội Mỹ đối với hiệp định này. Một trong những hành động đầu tiên trong nhiệm kỳ của mình là Tổng thống Trump rút khỏi TPP. Gần như ngay từ đầu khi Trung Quốc gia nhập WTO, câu hỏi đặt ra không còn là Trung Quốc có tuân thủ các quy định/quy tắc hay không, mà thay vào đó là làm thế nào để thay đổi các hành vi thương mại của Trung Quốc. Những năm sau chiến tranh thế giới thứ II, Mỹ đã dẫn đầu trong việc tạo ra Hiệp định chung về Thương mại và Thuế quan (GATT), tiền thân của WTO để thay thế GATT vào năm 1995.
Mặc dù đã có nhiều câu hỏi trong những năm qua về các sáng kiến sau chiến tranh và mức độ cam kết tài chính của Mỹ đối với Liên hiệp quốc, WTO, NATO, WHO - Tổng thống Trump đã gây áp lực lên các tổ chức toàn cầu, buộc những người ủng hộ phải lên tiếng lập luận về sự tham gia của Mỹ trong những tổ chức này. Bước vào cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung vào mùa xuân năm 2018 - một năm sau khi Mỹ trở thành quốc gia đầu tiên từng nhập khẩu hơn 500 tỷ USD từ một quốc gia - và kéo dài trong năm tiếp theo. Góc nhìn từ 5 chỉ số sau có thể thấy bức tranh tổng thể về cuộc thương chiến này và sự kéo dài âm ỉ cho đến nay:
Thứ nhất, tổng thương mại: Thương mại của Mỹ với Trung Quốc đã tăng vào năm 2018, mặc dù cuộc chiến thương mại đã bắt đầu và trong năm thứ tư liên tiếp, đây là đối tác thương mại số 1 của quốc gia này. Tuy nhiên, vào năm 2019, Tổng thống Trump đã gia tăng áp lực với việc áp thuế nhập khẩu sâu rộng và thương mại Mỹ - Trung giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 2012, và tụt lại sau Mexico, Canada để xếp thứ ba trên toàn cầu, thấp nhất kể từ năm 2002 - một năm sau khi trở thành thành viên của WTO. Điều đó có thể gợi ý một số thành công, nhưng sẽ không thể tính đến thương mại Mỹ - Trung trong năm nay. Thương mại Mỹ - Trung giảm 12,57%, thấp hơn mức trung bình của Mỹ với thế giới 13,75%. Ngoài ra, trong tháng 7, tháng thứ hai liên tiếp, Trung Quốc là đối tác thương mại hàng đầu của Mỹ. Trong tháng 7, thương mại Mỹ - Trung đã giảm ít hơn 1% trong khi thương mại của Mỹ vẫn giảm 10,94%.
Thứ hai, xuất khẩu: Cuộc chiến trong suy nghĩ của hầu hết mọi người là với hàng nhập khẩu của Trung Quốc nhưng xuất khẩu cuối cùng lại là thiệt hại. Đã có nhiều phân tích về tác động mạnh mẽ đến xuất khẩu đậu tương cũng như xuất khẩu dầu và xe có động cơ. Xuất khẩu năm 2019 thấp hơn bất kỳ năm nào kể từ năm 2011. Tính đến thời điểm hiện tại, xuất khẩu của Mỹ đang ở mức thấp nhất kể từ năm 2009. Trong tháng 7, kim ngạch xuất khẩu cũng giảm trong tháng thứ ba liên tiếp. Tin tốt ở đây là xuất khẩu của Mỹ có dấu hiệu tăng lên. Tổng số tháng 7/2020 lớn hơn tổng số tháng 7/2019, mặc dù thấp hơn bất kỳ tháng 7 nào khác kể từ năm 2003. Lý do các nhà lãnh đạo không thích chiến tranh vì họ biết cả hai bên đều có tổn thất. Điều đó chắc chắn đúng ở đây và đặc biệt là xuất khẩu đậu tương của Mỹ vào cuối năm nay sang thị trường lớn nhất Mỹ.
Thứ ba, nhập khẩu: Năm 2019, nhập khẩu của Mỹ từ Trung Quốc giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 2013. Vì vậy, thương mại đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 2012 và xuất khẩu của Mỹ xuống mức thấp nhất kể từ năm 2011. Tính đến thời điểm hiện tại, mức nhập khẩu của Mỹ từ Trung Quốc thấp hơn bất kỳ năm nào kể từ năm 2011. Hiện tại, nhập khẩu của Mỹ từ Trung Quốc ở mức cao nhất kể từ tháng 8 năm ngoái, mặc dù chắc chắn thấp hơn so với tháng 7/2017, tháng 7/2018 và tháng 7/2019. Điểm mấu chốt là nếu không có lời kêu gọi người tiêu dùng và doanh nghiệp Mỹ giảm bớt việc mua hàng Trung Quốc, thì không thể có kết quả tốt. Nhập khẩu đang tăng ngay cả trong thời kỳ suy thoái và đại dịch toàn cầu.
Thứ tư, thâm hụt thương mại: Thâm hụt của Mỹ với Trung Quốc đã lập kỷ lục vào năm 2018, lên tới 400 tỷ USD, đây là mức thâm hụt lớn nhất giữa hai quốc gia từng được ghi nhận. Nó lớn hơn 5 lần thâm hụt so với Mexico, nước có quan hệ thương mại lớn thứ hai. Năm 2019, thâm hụt giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 2014. Tính đến nay, thâm hụt của Mỹ với Trung Quốc là thấp nhất kể từ 7 tháng năm 2011. Trên cơ sở hàng tháng, mức thâm hụt là lớn nhất kể từ tháng 8 năm ngoái, mặc dù mức thâm hụt trong tháng 7 năm nay nhỏ hơn bất kỳ mức thâm hụt nào của tháng 7 kể từ năm 2016 - cùng kịch bản với nhập khẩu. Điểm mấu chốt là thâm hụt rất phức tạp. Khi Mỹ mua hàng của Trung Quốc, thâm hụt ngày càng tăng, theo truyền thống, điều đó có nghĩa là nền kinh tế tốt, kinh doanh tốt và niềm tin cao. Tất nhiên, đó không phải là kịch bản cho bây giờ.
Thứ năm, cán cân thương mại: Nếu trừ nhập khẩu khỏi xuất khẩu, sẽ có thặng dư thương mại, nếu xuất khẩu lớn hơn nhập khẩu. Nếu chia xuất khẩu cho tổng thương mại sẽ có được đo lường khác về một “cán cân thương mại\" thực sự. Con số này không thay đổi nhiều từ năm này sang năm khác hoặc thậm chí theo thời gian. Mức trung bình của Mỹ với thế giới đã dao động trong khoảng 40 - 42% xuất khẩu trong hầu hết 15 năm qua. Trong 2 năm trước khi Trung Quốc gia nhập WTO, vào năm 1999 và 2000, đối với mỗi USD thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới, 14 xu là xuất khẩu và 86 xu là nhập khẩu. Đến năm 2009, con số ở mức 19 xu. Trong 7, 8 năm tiếp theo, con số là 20 xu so với đồng USD hoặc tốt hơn. Nói cách khác, thương mại đã cân bằng hơn 50% so với trong vòng một thập kỷ, ngay cả khi thâm hụt tăng lên và nó vẫn như vậy cho đến năm 2017 - ngay trước khi Trump phát động cuộc chiến thương mại. Đó là bởi vì xuất khẩu của Mỹ sang Trung Quốc tăng nhanh hơn theo tỷ lệ phần trăm mặc dù không tính bằng USD thực tế so với nhập khẩu của Mỹ từ Trung Quốc. Tính đến nay, tỷ lệ phần trăm là 21%, về cơ bản phù hợp với mức cao kỷ lục - vẫn còn khá thấp so với mức trung bình của Mỹ. Trong tháng 7, tỷ lệ phần trăm đã giảm xuống 18%, mặc dù trên cơ sở hàng tháng, con số này có thể hơi tăng vọt, đặc biệt là trong đại dịch và suy thoái. Điểm mấu chốt, trong 8 năm trước khi bắt đầu chiến tranh thương mại, cán cân thương mại là 20 xu đối với đồng USD hoặc cao hơn nhưng trừ một năm. Dưới mức đó trong cả năm 2018 và 2019, nhưng con số của năm 2020 vẫn cần phải chờ đợi, đặc biệt khi năm 2020 chứng kiến đại dịch Covid-19 bùng phát và ảnh hưởng đến dòng chảy thương mại trên toàn cầu.