Nhằm hoàn thiện Đề án phát triển “Khu công nghiệp hỗ trợ ứng dụng công nghệ cao” nhanh chóng đi vào hoạt động tại TP. Hồ Chí Minh, ngày 24/12, UBND TP. Hồ Chí Minh tổ chức Hội thảo quốc tế về kinh nghiệm kêu gọi đầu tư, quản lý “Khu công nghiệp hỗ trợ ứng dụng công nghệ cao”.
Với những chính sách hiện hành, TP. Hà Nội đã và đang nỗ lực đẩy nhanh tốc độ phát triển ngành CNHT thông qua việc nâng cao năng lực của DN sản xuất; thu hút đầu tư nhằm gia tăng lượng và chất các DN hoạt động trong lĩnh vực này.
Sau hơn 2 thập kỷ, dù Chính phủ đã có những chương trình, chính sách thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ (CNHT) và TP. Hồ Chí Minh cũng tập trung cho phát triển CNHT bằng nhiều hình thức khác nhau song tới nay kết quả chưa đạt như kỳ vọng. Nhiều ý kiến cho rằng, để thúc đẩy CNHT cho thành phố trong giai đoạn tới, rất cần xây dựng khu công nghiệp hỗ trợ ứng dụng công nghệ cao.
Không chỉ giúp cải thiện chất lượng tăng trưởng kinh tế, việc tập trung phát triển công nghiệp hỗ trợ (CNHT) còn là giải pháp để Việt Nam “giữ chân” các nhà đầu tư nước ngoài và gia tăng cơ hội thu hút thêm những dự án mới.
Phát triển công nghiệp hỗ trợ (CNHT) ngành ôtô sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng các cụm liên kết ngành - công cụ hữu hiệu giúp nâng cao năng suất lao động và năng lực cạnh tranh, đổi mới công nghệ và phát triển kinh tế vùng...
Việc Chính phủ đang nỗ lực sửa đổi nhiều chính sách quan trọng mang tính chiến lược, toàn diện và đồng bộ cho ngành công nghiệp hỗ trợ được cộng đồng doanh nghiệp kỳ vọng sẽ là cơ sở để ngành này có thể “cất cánh” trong thời gian tới.
Kon Tum xác định phát triển công nghiệp hỗ trợ (CNHT) trên địa bàn gắn với chính sách phát triển chung của cả nước; phát huy tiềm năng, lợi thế sẵn có của tỉnh. Theo đó, mục tiêu đến năm 2025, sẽ hình thành được các cơ sở CNHT đáp ứng khoảng 10% nhu cầu cho sản xuất công nghiệp của tỉnh.
Tỉnh Kon Tum đặt mục tiêu đến năm 2025, sẽ hình thành được các cơ sở công nghiệp hỗ trợ (CNHT) đáp ứng khoảng 10% nhu cầu cho sản xuất công nghiệp của tỉnh. Các doanh nghiệp sẽ được thụ hưởng những chính sách hỗ trợ nổi bật để phát triển dự án CNHT hiệu quả.
Những năm qua, Vĩnh Phúc đã coi công nghiệp hỗ trợ (CNHT) là một trong những giải pháp quan trọng giúp tăng khả năng thu hút đầu tư, sớm đưa tỉnh hoàn thành mục tiêu trở thành trung tâm công nghiệp sản xuất ôtô, xe máy lớn.
Thời gian qua, Bình Dương triển khai nhiều biện pháp thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ (CNHT), nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp (DN). Mục tiêu của tỉnh là phát triển công nghiệp có hàm lượng giá trị gia tăng cao, nâng dần tỷ lệ nội địa hóa sản phẩm.
Nhằm nâng cao năng lực và thúc đẩy sự tham gia của các doanh nghiệp (DN) công nghiệp hỗ trợ nhỏ và vừa Việt Nam vào chuỗi cung ứng khu vực và toàn cầu, Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) phối hợp với Sở Công Thương TP. Hồ Chí Minh, Ban quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP. Hồ Chí Minh và Khu công nghệ cao TP. Hồ Chí Minh (SHTP) tổ chức diễn đàn "Cơ hội kết nối và đầu tư cho doanh nghiệp nhỏ và vừa".
Gần 20 doanh nghiệp (DN) đầu tư nước ngoài (FDI) sản xuất sản phẩm công nghiệp đầu cuối thuộc lĩnh vực điện tử, cơ khí chế tạo và ngành y tế kỹ thuật cao, tham gia kết nối trực tiếp với khoảng 60 DN công nghiệp hỗ trợ của TP. Hồ Chí Minh trong “Hội nghị tìm kiếm nhà cung cấp công nghiệp hỗ trợ năm 2020”, diễn ra ngày 17/9, tại TP. Hồ Chí Minh.
Công nghiệp hỗ trợ (CNHT) những năm qua tuy đã có những bước phát triển đáng kể, song xét về tổng thể thì vẫn còn rất yếu kém, chưa đáp ứng được kỳ vọng, cần có những cơ chế, chính sách mới thích hợp và các giải pháp đồng bộ, hiệu quả, để thúc đẩy phát triển.
Hiện nay, ngành da giày Việt Nam đang đứng trước những cơ hội lớn từ các hiệp định thương mại (FTA) như Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định Thương mại tự do EU - Việt Nam (EVFTA)… Tuy nhiên, có thể tận dụng được hay không thì sẽ cần sự nỗ lực đồng lòng từ chính các doanh nghiệp sản xuất trong nước, hiệp hội và cả các cơ quan chức năng để cùng giải quyết những điểm nghẽn còn tồn tại của ngành.
Việc tăng cường các công tác xúc tiến, đẩy mạnh sự liên kết giữa các doanh nghiệp (DN) công nghiệp hỗ trợ (CNHT) của TP. Hồ Chí Minh với các DN sản xuất đầu cuối cũng như tổ chức các hoạt động triển lãm công nghiệp chuyên ngành để thúc đẩy CNHT phát triển đang được TP. Hồ Chí Minh quan tâm, triển khai.
Giá trị sản xuất của công nghiệp hỗ trợ (CNHT) cho ngành công nghiệp ô tô chỉ chiếm khoảng 2,7% tổng giá trị sản xuất của toàn ngành công nghiệp. Tăng trưởng giá trị sản xuất bình quân thấp hơn nhiều so với mức tăng trưởng bình quân của toàn ngành công nghiệp.
Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, hiện Bình Dương nằm trong top 5 các địa phương có ngành ngành công nghiệp hỗ trợ (CNHT) phát triển mạnh của cả nước. Sự phát triển của CNHT đã bước đầu hình thành sự liên kết sản xuất giữa các doanh nghiệp (DN) trong nước và các DN FDI. Qua đó, tạo điều kiện cho các DN trong nước từng bước tiếp cận công nghệ tiên tiến, tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu ngành công nghiệp.
Theo kế hoạch phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ (CNHT) của TP Hồ Chí Minh, đến năm 2020, sản phẩm CNHT phải đáp ứng 45% nhu cầu nội địa và năm 2025 là 65%. Đây là mục tiêu khá cao trong bối cảnh ngành CNHT của thành phố còn gặp nhiều khó khăn, đòi hỏi phải áp dụng nhiều giải pháp thúc đẩy ngành công nghiệp này.
Với 16 FTA đã và đang ký kết trong đó có 12 FTA đã có hiệu lực, Việt Nam đang hội nhập sâu rộng và kinh tế toàn cầu và là điểm nóng thu hút đầu tư. Bên cạnh, xu hướng dịch chuyển chuỗi cung ứng ngày càng rõ nét đang mở ra cơ hội thị trường rất lớn cho các doanh nghiệp (DN) công nghiệp hỗ trợ (CNHT) Việt Nam tiếp cận với các tập đoàn đa quốc gia và tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu.
Ngày 11/9, Uỷ ban nhân dân thành phố, Sở Công Thương TP. Hồ Chí Minh cùng các cơ quan liên quan đã tổ chức “Hội nghị tìm kiếm nhà cung cấp công nghiệp hỗ trợ năm 2019”, với sự tham dự của 25 doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (FDI) và khoảng 70 doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ (CNHT) trong nước.
UBND tỉnh Khánh Hòa vừa ban hành Chương trình Phát triển công nghiệp hỗ trợ (CNHT) Khánh Hòa đến năm 2025. Qua đó, từng bước mở rộng sản xuất các sản phẩm CNHT đạt chuẩn, cung ứng cho thị trường và tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu.
Các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ (CNHT) của Việt Nam hiện có thiếu về tính liên kết, yếu về năng lực đáp ứng các tiêu chuẩn từ các doanh nghiệp lớn. Để tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp CNHT cần phải tự hoàn thiện mình, chủ động liên kết, kết nối với nhau, mỗi doanh nghiệp là một mảnh ghép và lắp ghép lại với nhau thành một sản phẩm hoàn chỉnh mang thương hiệu Việt Nam.
Trong những năm qua, công nghiệp Bình Dương liên tục tăng trưởng với tốc độ cao, trong đó có sự đóng góp quan trọng của ngành công nghiệp hỗ trợ (CNHT). Tuy nhiên, để phát triển công nghiệp bền vững đi vào chiều sâu, Bình Dương ưu tiên các dự án sản xuất với công nghệ và giá trị gia tăng cao, khuyến khích đầu tư phát triển CNHT trong lĩnh vực sản xuất, lắp ráp máy móc, thiết bị, điện tử công nghệ cao.
Để tiếp tục là một trong những đầu tàu kinh tế của cả nước và đáp ứng nhu cầu hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, Bắc Ninh đang tập trung phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ (CNHT), bởi đây được xem là một trong những mũi nhọn để phát triển công nghiệp của
địa phương.
Sáng ngày 25/12, tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo công bố năng lực công nghiệp hỗ trợ (CNHT) lĩnh vực chế tạo hàng năm và Lễ công nhận các doanh nghiệp chế tạo tiêu biểu giai đoạn 1.
Mặc dù nhiều chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ (CNHT) được ban hành nhưng đến nay, các doanh nghiệp (DN) CNHT Việt Nam mới chỉ đáp ứng được từ 10 -15% nhu cầu trong nước. Trước thực trạng trên, Chính phủ đã yêu cầu Bộ Công Thương tổ chức hội nghị toàn quốc về CNHT.