
Nới rộng tiêu chí được hỗ trợ và kéo dài thời gian hỗ trợ thuế thu nhập doanh nghiệp, là một trong những nội dung trong nhiều nội dung cộng đồng doanh nghiệp kiến nghị Chính phủ, các bộ, ngành có liên quan xem xét để hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn của đại dịch Covid-19 trong năm 2021, đã được Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổng hợp, báo cáo cấp có thẩm quyền trước thềm Hội nghị trực tuyến Thủ tướng với cộng đồng doanh nghiệp ngày 26/9/2021.

Thành phố cần sớm tháo gỡ các hàng rào chắn trong nội thành chia tách các phường, quận và các rào chắn do người dân tự dựng lên để ngăn các con đường, ngõ hẻm trong các khu dân cư từ nay đến trước ngày 01/10, thực hiện nhiều giải pháp để tháo gỡ khó khăn trong lưu thông hàng hóa, đi lại của người lao động để tái sản xuất, kinh doanh trong giai đoạn bình thường mới.

Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 vẫn hết sức phức tạp, tác động ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất, kinh doanh, lãnh đạo tỉnh Lào Cai đã cam kết tỉnh tiếp tục hỗ trợ tốt nhất cho cộng đồng doanh nghiệp hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu hàng hóa qua địa bàn.

Là trung tâm sản xuất công nghiệp lớn của cả nước, tỉnh Đồng Nai hiện đang thúc đẩy thực hiện các phương án phục hồi kinh tế, sản xuất công nghiệp trong bối cảnh bình thường mới, dần kiểm soát được ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19.

Ở các địa phương tại khu vực phía Nam đang thực hiện giãn cách xã hội theo các Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, tình hình cung ứng hàng hóa đã và đang dần ổn định. Nhiều địa phương đã bắt đầu cho người dân đi mua sắm trực tiếp, bắt đầu những bước đầu tiên để quay trở lại trạng thái “bình thường mới”.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhất trí với đề xuất của Chính phủ về việc sử dụng 30.000 tỷ đồng từ kết dư Quỹ bảo hiểm thất nghiệp năm 2020 để hỗ trợ người lao động đang tham gia đóng bảo hiểm thất nghiệp.

Tính đến nay, nhiều tỉnh thành trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) từng bước nới lỏng mức độ giãn cách từ Chỉ thị 16 về Chỉ thị 15, thiết lập “vùng xanh” thực hiện trạng thái bình thường mới.

Nền kinh tế Việt Nam sẽ bắt đầu mở cửa dần từ giữa tháng 10 và kỳ vọng mở cửa hoàn toàn từ cuối năm 2021. Chính phủ cũng đã thay đổi chiến lược từ “Zero covid” sang “Sống chung với Covid-19”. Chiến lược này được đánh giá sẽ mang lại nhiều cơ hội cho ngành bán lẻ.

Được đánh giá là giải pháp quan trọng nhằm nhanh chóng ổn định cung cầu, giảm áp lực mua sắm hàng hóa tại các địa phương đang thực hiện giãn cách xã hội, việc mở lại chợ truyền thống, chợ đầu mối được yêu cầu đảm bảo các điều kiện phòng chống dịch Covid-19.

Đi chợ hộ; mua trực tuyến tại các siêu thị hoặc các kênh thương mại điện tử, mạng xã hội… người dân các địa phương phía Nam đang thực hiện giãn cách đã quen với các hình thức mua hàng mới, không còn tích trữ hàng hóa như những ngày đầu giãn cách. Các địa phương linh hoạt mở lại các hình thức phân phối, đảm bảo đầy đủ hàng hóa cho người dân, không để xảy ra tình trạng thiếu hàng sốt giá.

Việt Nam đang nỗ lực ứng phó với đợt bùng phát Covid-19 trên diện rộng, việc đẩy nhanh tốc độ hồi phục nền kinh tế trong bối cảnh bình thường mới, thực hiện các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp (DN) kịp thời, đúng đối tượng ngành nghề sẽ giúp củng cố khu vực DN tư nhân có thể chống chọi và sớm phục hồi sau đại dịch.

Để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, phục hồi sản xuất, lưu thông, tiêu thụ và xuất khẩu nông sản, cần sự phối hợp chặt chẽ giữa các Bộ ngành, địa phương.

Bất chấp khó khăn do dịch bệnh, xuất khẩu sắt thép của nước ta vẫn có sự tăng trưởng khả quan trong 8 tháng đầu năm.

Dự kiến từ tối 20/9, điểm tập kết, trung chuyển hàng hóa tại chợ đầu mối Hóc Môn (TP Hồ Chí Minh) hoạt động trở lại. Tại Đồng Nai, một số chợ truyền thống, cửa hàng bán mang về được mở lại hoạt động đồng thời bảo đảm quy định phòng chống dịch, từ đó giải quyết bài toán cung cầu hàng hóa tại các tỉnh phía Nam.

Trong khi khu vực phía Bắc, các doanh nghiệp vẫn duy trì được sản xuất và xuất khẩu thì các tỉnh thành phía Nam, doanh nghiệp đang gặp rất nhiều khó khăn. Cần sớm có các giải pháp “phá băng” nền kinh tế, tạo điều kiện để doanh nghiệp sớm phục hồi sản xuất.

Ngày 17/9/2021, Bộ Tài chính đã làm rõ thông tin về nguồn dự phòng ngân sách Trung ương cho công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19.

14 hiệp hội chủ lực tại Việt Nam mới đây đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chiến lược “Phòng chống dịch theo điểm” phục hồi sản xuất, kinh doanh an toàn trong bối cảnh chống dịch mới”, trong đó đề xuất việc trao quyền chủ động trong mô hình và phương thức tổ chức sản xuất cũng như vận hành phòng chống dịch cho các tổ chức/doanh nghiệp.

Trên cơ sở những kết quả đã đạt được trong công tác phòng, chống dịch tới ngày 15/9, TP. Hồ Chí Minh cần tiếp tục củng cố và giữ bằng được các vùng xanh; đồng thời mở dần các hoạt động kinh tế- xã hội theo trạng thái bình thường mới.

Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) với những ưu đãi lớn về thuế đã và đang giúp mặt hàng thủy sản Việt Nam bước đầu tận dụng cơ hội, đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường, bất chấp những khó khăn về dịch bệnh.

Tại phiên họp ngày 16/9 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ đã trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định và ban hành Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về một số giải pháp nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân chịu tác động của dịch Covid-19.

Ngày 15/9 Tổ Công tác đặc biệt phía Nam của Bộ Công Thương đã kiểm tra tình hình chống dịch tại quận 5 và quận 10; đồng thời khảo sát, kiểm tra thực tế tình hình hoạt động của chợ Hòa Bình (quận 5) và chợ Nguyễn Tri Phương (quận 10) trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh.

Những thay đổi lớn về chính sách nhập khẩu hàng hóa, cộng với tác động của dịch Covid-19 khiến việc xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc không còn dễ dàng.

Đại dịch Covid-19 đã gây ảnh hưởng rất lớn đến ngành dịch vụ ăn uống (F&B - Food & Beverage), làm thay đổi thói quen tiêu dùng và định hình lại ngành F&B. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp (DN) ngành F&B phải thay đổi chiến lược kinh doanh để cạnh tranh và thích ứng với tình hình mới.

Dịch Covid-19 bùng phát đã dẫn tới sự đứt gãy chuỗi cung ứng, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động xuất khẩu cũng như có thể dẫn đến suy yếu nền kinh tế. Thời điểm này, hầu hết doanh nghiệp (DN) đang phải ứng phó, phục hồi và định vị lại để tiếp tục phát triển trong môi trường hậu đại dịch. Việc sắp xếp lại chuỗi cung ứng là điều DN cần phải chú trọng hơn bao giờ hết.