
Xuất khẩu nông thủy sản bắt đầu gặp khó vào tháng 8 khi dịch bệnh COVID-19 ảnh hưởng mạnh đến chuỗi cung ứng. Tháo gỡ khó khăn tại khu vực cửa khẩu là một trong những giải pháp được nhiều địa phương kiến nghị nhằm tháo gỡ khó khăn cho xuất khẩu nhóm hàng này.

Ở những địa phương đang chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 tại khu vực phía Nam, công tác cung ứng hàng hóa đang được ngành Công Thương triển khai tích cực nhằm đảm bảo người dân được cung ứng đầy đủ hàng hóa, đặc biệt là hàng hóa thiết yếu.

Tháo gỡ ngay những khó khăn không đáng có cho sản xuất, lưu thông và tiêu thụ nông thủy sản, nhất là ách tắc trong khâu lưu thông; chuyển nhanh, chuyển mạnh sang xuất khẩu chính ngạch; nâng cao vai trò của địa phương trong tiêu thụ nông thủy sản - đó là 3 giải pháp của Bộ Công Thương nêu ra nhằm tháo gỡ khó khăn cho xuất khẩu nông thủy sản.

Chủ sử dụng lao động gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch COVID-19 là một trong 12 nhóm được hỗ trợ theo Nghị quyết 68/NQ-CP ngày 01/7/2021 của Chính phủ. Việc chi trả kịp thời đã hỗ trợ người lao động vượt qua khó khăn.

Tại chương trình phát động phong trào thi đua đặc biệt “Bưu điện Việt Nam đoàn kết, chung đoàn kết, chung sức, đồng lòng thi đua phòng, chống và chiến thắng đại dịch Covid-19; Phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ kế hoạch sản xuất kinh doanh”, Tổng công ty Bưu điện Việt Nam (Vietnam Post) đã công bố ủng hộ 10.000 thiết bị thông minh cho chương trình “Sóng và máy tính cho em”.

Theo Dự thảo Kế hoạch phòng, chống dịch Covid-19 và phục hồi kinh tế trên địa bàn TP Hồ Chí Minh, sau ngày 15/9/2021, thành phố sẽ thực hiện nới lỏng giãn cách xã hội theo vùng.

Quyết định mở lại một số kênh phân phối, cho phép shipper hoạt động, cùng với việc đi chợ hộ đã giúp thị trường hàng hóa tại các tỉnh phía Nam, đặc biệt là TP Hồ Chí Minh và Bình Dương ổn định trở lại.

Đại dịch Covid-19 đã và đang khiến chuỗi cung ứng đứt gãy, doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong sản xuất, cung ứng, xuất khẩu hàng hóa.

Mặc dù còn hơn 1 tháng nữa mới đến vụ thu hoạch cam Cao Phong, nhưng trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, Liên minh Hợp tác xã tỉnh Hòa Bình đã khẩn trương tổ chức các buổi kết nối tiêu thụ cam giữa các hộ gia đình, hợp tác xã với các doanh nghiệp, sàn thương mại điện tử để đưa ra các giải pháp tiêu thụ cam trong thời gian tới.

Cam kết chung tay cùng Thủ đô đảm bảo người dân không thiếu hàng hóa trong mọi tình huống, hiện nay, 297 điểm bán hàng bình ổn giá và hàng thiết yếu của Bưu điện Việt Nam vẫn phục vụ người dân Thủ đô tại cả 3 vùng: đỏ, cam, xanh. Lượng hàng hóa có thể cung ứng lên đến 80.000 - 90.000 đơn hàng/ngày, đáp ứng yêu cầu của người dân chỉ trong 1 tiếng đồng hồ.

Năm 2021, đại dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp, ảnh hưởng đến mọi mặt đời sống kinh tế xã hội, nhất là đợt dịch bùng phát từ cuối tháng 4 đến nay đã tác động không nhỏ đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.

Những diễn biến khó lường của đại dịch Covid-19 đã làm mất cơ hội có việc làm của 1,8 triệu lao động và đẩy 1,4 triệu lao động khác rơi vào trạng thái dễ bị tổn thương do không có việc làm chính thức. Đây là số liệu được đưa ra trong báo cáo liên quan tới lao động và an sinh xã hội trong chống đại dịch Covid-19 do nhóm chuyên gia của Đại học Kinh tế quốc dân vừa công bố.

Trong tháng 8 năm 2021, dịch Covid-19 lần thứ tư vẫn diễn biến phức tạp khiến nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước phải tiếp tục thực hiện giãn cách, đã ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động xuất nhập khẩu. Tuy nhiên, đà tăng mạnh những tháng trước đó giúp kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa duy trì ở mức cao sau 8 tháng.

Chuỗi cung ứng bị ảnh hưởng, thậm chí là bị đứt gãy do dịch bệnh Covid-19 gây ra hiện được xem là một điểm nghẽn của nền kinh tế cần tập trung tháo gỡ. Trong báo cáo ngày 1/9/2021, nhóm chuyên gia đến từ trường Đại học Kinh tế quốc dân đưa ra khuyến nghị một số giải pháp trước mắt nhằm gỡ điểm nghẽn này.

Bộ Công Thương sẽ tiếp tục theo dõi sát diễn biến cung cầu, giá cả các mặt hàng thiết yếu để có biện pháp điều tiết kịp thời, đảm bảo phân phối hàng hóa hợp lý giữa các vùng miền, đảm bảo cung ứng hàng hóa thiết yếu cho người dân, đặc biệt vùng có dịch, ổn định cung cầu - giá cả và lưu thông hàng hóa trên địa bàn cả nước.

Trong vòng 10 ngày (từ 17/8/2021), chiến dịch “Breathe Again - Hồi sinh Nhịp thở” của Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) gây quỹ ủng hộ Việt Nam chống Covid-19, đã nhận được quyên góp hơn 150.000 USD từ các cá nhân và doanh nghiệp châu Âu.

Trên cơ sở sơ bộ tình hình xuất khẩu những tháng đầu năm, trường hợp dịch bệnh được kiểm soát, hoạt động sản xuất sớm được khôi phục trở lại, theo Bộ Công Thương, xuất khẩu cả năm 2021 ước đạt khoảng 313 tỷ USD, tăng khoảng 10,7% so với năm 2020, vượt mục tiêu Chính phủ giao (4-5%) và vượt mục tiêu Kế hoạch đề ra của Bộ Công Thương tại Quyết định số 163/BCT-KH ngày 19/1/2021 (4-5%).

Ngày 31/8, UBND tỉnh Hà Tĩnh phối hợp Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức Hội nghị xúc tiến, kết nối tiêu thụ bưởi Phúc Trạch, Hương Khê (Hà Tĩnh) nhằm hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm nông đặc sản địa phương tại thị trường trong nước.

Nông sản của 18 tỉnh, thành phía Nam sẽ được Viettel Post thu mua tiêu thụ qua các bưu cục và sàn thương mại điện tử Vỏ Sò thông qua sự hỗ trợ kết nối của Tổ công tác đặc biệt phía Nam Bộ Công Thương với các Sở Công Thương địa phương.

Tổ công tác đặc biệt của Bộ Công Thương đã kết hợp với Vincommerce, Sở Công Thương một số tỉnh, thành phố Tây Nam Bộ và các cơ quan chức năng của Bình Dương để tạo ra các gói an sinh xã hội, nhằm chia sẻ vất vả cùng người dân Bình Dương cũng như các hợp tác xã (HTX), nông dân sản xuất.

Do đầu ra gặp khó vì ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, nhiều loại nông, thủy, hải sản tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL) giảm giá khá mạnh so với những tháng đầu năm 2021 và cùng kỳ năm trước. Các Bộ, ngành, địa phương trong vùng ĐBSCL đã và đang thực hiện nhiều giải pháp nhằm đảm bảo thu mua, tiêu thụ nông thủy sản cho vùng, tránh tình trạng ùn ứ.

Tổ công tác đặc biệt của Bộ Công Thương sẽ làm việc với Viettel Post và các Sở Công Thương, nhằm thống nhất việc kết nối nguồn hàng phục vụ hai chương trình: Gói an sinh với số lượng dự kiến 267.000 túi cho người dân TP.Hồ Chí Minh; kết nối tiêu thụ hàng nông, thủy sản trên sàn thương mại điện tử
https://voso.vn.
UBND TP Cần Thơ đã ban hành Công văn số 3591/UBND- KT về tham mưu xây dựng phương án tổ chức giao thông, kiểm soát dịch bệnh đối với hoạt động vận tải hàng hóa bằng ô tô trên địa bàn thành phố. Theo đó, các phương tiện vận chuyển từ các địa phương khác đến Cần Thơ để giao nhận hàng hóa không cần đăng ký trước nhưng phải đảm bảo an toàn phòng, chống dịch.

Hệ thống phân phối đang rơi vào trạng quá tải đơn hàng, trong khi các siêu thị, cửa hàng không đủ nhân sự thực hiện giao nhận, phân phối, soạn đơn hàng giao cho người dân. Vì thế, các nhà bán lẻ hàng hóa kiến nghị bổ sung thêm giấy đi đường cho nhân viên của các hệ thống bán lẻ.