
Nhờ có sự chuẩn bị từ trước nên dù nhu cầu mua sắm hàng hóa đã dần tăng lên nhưng nhìn chung, tại các tỉnh, thành phía Nam, đặc biệt là TP Hồ Chí Minh, đến hôm nay (27/8), tình hình thị trường không có biến động bất thường, nguồn cung hàng hóa được bảo đảm.

Doanh nghiệp (DN) nhận hỗ trợ từ chương trình "Đồng hành cùng DN chăm sóc sức khỏe người lao động" là tất cả các DN ở các khu chế xuất - khu công nghiệp (KCX- KCN) và khu công nghệ cao (KCNC) TP. Hồ Chí Minh đang hoạt động theo phương thức “3 tại chỗ”, “1 cung đường 2 địa điểm”, “1 cung đường - 2 địa điểm” mở rộng đã được thẩm định đủ điều kiện hoạt động an toàn sản xuất.

Trước tình trạng ùn ứ phương tiện giao thông tại các điểm tập kết, trung chuyển và giao nhận trên địa bàn trong những ngày qua, TP Cần Thơ đã gấp rút triển khai tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ phương tiện vận tải lưu thông. Hiện nay, các điểm tập kết, trung chuyển và giao nhận hàng trên địa bàn thành phố đã thông thoáng, không còn ùn tắc.

Từ ngày 22/8, trái bưởi Phúc Trạch (Hương Khê, Hà Tĩnh) đã lần đầu tiên được đưa lên sàn thương mại điện tử (TMĐT) Postmart.vn và đã nhanh chóng tiêu thụ được 5 tấn ngay trong ngày đầu ra mắt.

Sáng 26/8, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã tham gia Đoàn công tác của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành đi khảo sát thực tế việc phòng chống dịch Covid-19 và tình hình sản xuất “3 tại chỗ” của các công ty, đơn vị cảng trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh.

Công tác quản lý, điều hành giá trong các tháng còn lại của năm 2021 cần tiếp tục thực hiện một cách thận trọng, linh hoạt và chủ động, bám sát diễn biến thị trường, thường xuyên có đánh giá, dự báo cụ thể để điều chỉnh cho phù hợp, tập trung vào việc kiểm soát lạm phát theo mục tiêu và hỗ trợ thực hiện mục tiêu kép của Chính phủ: Vừa giữ bình ổn mặt bằng giá để tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, lưu thông hàng hóa phục vụ đời sống của người dân, đảm bảo các điều kiện cho công tác phòng chống dịch bệnh vừa hỗ trợ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Đồng Nai cần nhanh chóng xây dựng kịch bản cho tình huống dịch bệnh Covid-19 xấu có thể lên đến 50-100 ngàn ca F0. Đặc biệt, tỉnh phải ưu tiên chống dịch trong các Khu công nghiệp và kiểm soát tốt duy trì 3 tại chỗ.

Dù đang phải chật vậy xoay sở với những thay đổi mới sau khi TP. Hồ Chí Minh thực hiện giãn cách đặc biệt “Ai ở đâu, ở yên đó” song các doanh nghiệp bán lẻ khẳng định luôn sẵn sàng đảm bảo cung ứng hàng hóa phục vụ nhu cầu của người dân trên địa bàn.

Sau khi ghi nhận 2 công nhân dương tính với với SARS-CoV-2 tại nhà máy may có hơn 1.000 lao động tại huyện Yên Thành, Nghệ An. Các ngành chức năng tỉnh Nghệ An đã nâng cấp độ “phòng thủ” và sẵn sàng thực hiện phương án “3 tại chỗ” tại các doanh nghiệp, nhà máy, khu công nghiệp, khu kinh tế… .

Trong 2 ngày (23 và 24/8), Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cùng thành viên Tổ Công tác đặc biệt của Chính phủ tháp tùng đồng chí Phó Thủ tướng Lê Văn Thành dẫn đầu, làm việc một số nội dung về phòng chống dịch bệnh, cung ứng hàng hóa tại TP. Hồ Chí Minh và một số tỉnh phía Nam.

Sau 2 ngày thực hiện giãn cách xã hội nghiêm ngặt, hoạt động lưu thông hàng hóa tại một số tỉnh thành phía Nam vẫn diễn ra ổn định, nguồn cung hàng hóa đảm bảo, dồi dào, phục vụ tận nơi cho người dân.

Trong Công điện số 1102/CĐ-TTg ngày 23/8/2021, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu nhanh chóng ngăn chặn, đẩy lùi, kiểm soát dịch bệnh, coi bảo vệ sức khỏe, tính mạng của Nhân dân là trên hết, trước hết. Cùng đó các Bộ, ngành, địa phương lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện triệt để, nghiêm ngặt, quyết liệt, hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19.

Mục tiêu của Bộ Công Thương về hoạt động xuất nhập khẩu trong năm 2021 là bám sát diễn biến hoạt động sản xuất, xuất nhập khẩu để ứng phó kịp thời. Quyết liệt thực hiện các giải pháp để duy trì mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu năm 2021 đạt trên 8% so với năm 2020. Cán cân thương mại đạt cân bằng hoặc có nhập siêu nhưng ở mức thâm hụt không cao.

Sở Công Thương trên cơ sở hệ thống phân phối sẵn có của Thành phố, phối hợp với “Tổ Công tác đặc biệt về đảm bảo nguồn cung hàng hóa và hỗ trợ duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phía Nam trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp” của Bộ Công Thương nhằm điều phối đảm bảo cung cấp đầy đủ hàng hóa, nhất là các mặt hàng thiết yếu cho người dân TP. Hồ Chí Minh.

Đây cũng là một trong những nội dung chính trong công văn khẩn của Ban quản lý các khu chế xuất - khu công nghiệp (KCX- KCN) TP. Hồ Chí Minh (Hepza) gửi đến các Công ty phát triển hạ tầng, các DN sản xuất trong KCX- KCN trong chiều ngày 21/8 để thực hiện công tác phòng, chống dịch COVID-19 tại các KCX- KCN của thành phố kể từ 00 giờ 00 ngày 23/8/2021 đến hết ngày 06/ 9/ 2021.

Trước thông tin TP Hồ Chí Minh tiếp tục giãn cách, có tình trạng một số nơi, người dân đổ xô đi mua hàng hóa. Tổ công tác đặc biệt của Bộ Công Thương đã vào cuộc, cùng hỗ trợ địa phương giữ vững chuỗi cung ứng, nỗ lực đảm bảo cung cấp hàng hóa đầy đủ đến cho người tiêu dùng trong mọi hoàn cảnh.

Dịch bệnh đang khiến việc kết nối cung cầu hàng hóa ở nhiều địa phương phía Nam gặp khó khăn. Bộ Công Thương đã đưa ra nhiều kiến nghị để góp phần kết nối chuỗi cung ứng này.

Hàng loạt kiến nghị như cho vay 0%, giảm thuế, thuê mặt bằng… được các doanh nghiệp (DN) tại TP. Hồ Chí Minh kiến nghị và xem như giải pháp cấp thiết trong tình hình hiện nay để DN ứng phó với dịch bệnh.

Đại dịch Covid-19 hết sức phức tạp khiến cho hoạt động cung ứng hàng hóa, sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu (XNK) của các doanh nghiệp (DN) gặp nhiều khó khăn. Ngành hải quan đã và đang tiếp tục đồng hành, tạo thuận lợi, kịp thời hỗ trợ tối đa cho các DN hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa để phục vụ sản xuất, kinh doanh.

“Áo xanh đi chợ”, Tổ hỗ trợ mua hàng thiết yếu… là những hình thức hỗ trợ người dân mua hàng hóa thiết yếu được tỉnh Bến Tre triển khai mạnh thời gian qua nhằm cung ứng đầy đủ hàng hóa đến người dân mà vẫn đảm bảo an toàn phòng dịch.

Đồng Nai yêu cầu doanh nghiệp (DN) lựa chọn 3 phương án để đảm bảo an toàn sản xuất phòng chống dịch Covid-19. Tỉnh cũng tiếp tục thực hiện giãn cách xã hội đến ngày 31/8 nên đã chuẩn bị kỹ các hoạt động cung ứng hàng hóa, đảm bảo chuỗi cung ứng không bị đứt gãy.

Mô hình bán hàng theo combo (bán hàng theo gói) được triển khai mạnh ở TP Hồ Chí Minh và nhiều địa phương đang giãn cách xã hội, giúp cung ứng hàng hóa thiết yếu đến với người tiêu dùng nhưng vẫn đảm bảo giãn cách, hạn chế tiếp xúc và hạn chế nguy cơ dịch bệnh. Đây cũng là mô hình Bộ Công Thương đề xuất đẩy mạnh triển khai thời gian tới để giữ an toàn cho kênh phân phối.

Trong bối cảnh doanh nghiệp xuất khẩu gạo gặp khó khăn trong vận chuyển lúa gạo đi tiêu thụ, Bộ Công Thương vừa có văn bản hỏa tốc kiến nghị Thủ tướng xem xét, giao các Bộ, ngành, địa phương liên quan khẩn trương nghiên cứu, mở luồng xanh cho vận tải đường thủy.

Đến thời điểm này, tình hình cung ứng hàng hóa trên địa bàn TP Hồ Chí Minh về cơ bản đã ổn định, các mô hình mới triển khai hầu hết đem lại hiệu quả. Song hình thức phát phiếu đi chợ lại phát sinh một số hạn chế và ngành Công Thương đang tích cực tháo gỡ khó khăn này.