
Tiếp đà tăng của giá gạo xuất khẩu trong tuần trước, trong phiên giao dịch ngày 12/10, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam tiếp tục tăng từ 5-10 USD/tấn, tùy loại gạo.

Số chợ được mở lại liên tục; nhiều doanh nghiệp tái khởi động sản xuất trở lại... đây là tín hiệu vui, kỳ vọng sẽ góp phần phát triển kinh tế xã hội cuối năm.

Trao quyền sản xuất gắn với trách nhiệm phòng dịch cho doanh nghiệp; khởi động lại các kênh phân phối đảm bảo yêu cầu phòng dịch, các địa phương tâm dịch như Bình Dương, TP Hồ Chí Minh đang nỗ lực để quay trở lại hoạt động trong trạng thái bình thường mới.

Ngày 11/10, Chương trình kết nối giao thương Ấn Độ- Mekong seri 2: Thương mại nông nghiệp xuyên biên giới đã diễn ra với sự tham gia của đại diện cơ quan xúc tiến thương mại, cộng đồng doanh nghiệp Ấn Độ và 3 nước Tiểu vùng sông Mekong, gồm: Việt Nam, Thái Lan, Campuchia.

Vụ Thị trường trong nước – Bộ Công Thương vừa có văn bản gửi các đầu mối kinh doanh xăng dầu và Sở Công Thương các địa phương về đảm bảo nguồn cung xăng dầu cho thị trường nội địa từ nay đến cuối năm.

Bộ Công Thương khẳng định, việc điều hành giá xăng dầu đang được thực hiện với mục đích góp phần bảo đảm thực hiện mục tiêu kiểm soát lạm phát và bình ổn thị trường năm 2021, hỗ trợ người dân và doanh nghiệp đang gặp khó khăn do tác động của dịch bệnh Covid-19.

Khi dịch bệnh dần được kiểm soát, các địa phương đang khôi phục mạnh mẽ hoạt động sản xuất và thương mại nhằm đón đầu những cơ hội ở quý cuối cùng của năm.

Theo thống kê của cơ quan chức năng 7 tháng đầu năm 2021, Việt Nam là thị trường cung ứng hàng rau quả chế biến lớn thứ 6 cho Nga, với giá đạt 1.011,2 USD/tấn, tăng 32,8% so với cùng kỳ năm 2020.

Việc ổn định và giữ an toàn phòng dịch cho hệ thống phân phối giúp thị trường hàng hoá nhiều địa phương duy trì ổn định, nguồn cung dồi dào, giá cả phải chăng.

Các giải pháp xúc tiến thương mại nông sản qua sàn thương mại điện tử thời gian qua đã giúp tìm được đầu ra ổn định cho sản phẩm trong bối cảnh dịch bệnh khiến chuỗi cung cầu đứt gãy.

Nhiều khu chợ tại các địa phương có dịch đang dần được mở lại để đáp ứng nhu cầu mua sắm của người dân. Yêu cầu đảm bảo an toàn phòng chống dịch được đặt lên hàng đầu khi mở lại loại hình phân phối này.

Trong bối cảnh dịch bệnh, kinh doanh khó khăn, nhiều doanh nghiệp bán lẻ đã triển khai các giải pháp đẩy mạnh bán hàng đa kênh, nâng cao sự trải nghiệm của khách hàng, đầu tư cho chất lượng hàng hoá để duy trì tăng trưởng.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải đã khẳng định như vậy tại Hội nghị Kết nối cung cầu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế do Bộ Công Thương phối hợp với Viện Nghiên cứu chiến lược thương hiệu và cạnh tranh tổ chức ngày 5/10.

Tại nhiều địa phương bước đầu kiểm soát được dịch, các hệ thống phân phối như chợ, siêu thị dần mở cửa trở lại và cho người dân có thẻ xanh COVID được đến mua hàng trực tiếp. Công tác đảm bảo an toàn phòng chống dịch tại đây được kiểm soát chặt chẽ.

Nhu cầu mua sắm cuối năm tăng cao sẽ giúp thúc đẩy sức mua của thị trường nội địa, tạo ra động lực tăng trưởng cho các tháng cuối năm.

Một số địa phương đã cho phép dần mở lại chợ truyền thống để đa dạng kênh phân phối, sau khi dịch bệnh dần được kiểm soát. Tuy nhiên, việc mở lại chợ vẫn đang được triển khai thận trọng.

Phản ứng chính sách của Chính phủ là nhanh và kịp thời, nhưng các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp (DN) vượt khó trong đại dịch Covid-19 khi triển khai đến với các đối tượng thụ hưởng vẫn chậm và nhiều thủ tục, khiến ý nghĩa và hiệu quả hỗ trợ của chính sách chưa phát huy được tối đa tác dụng.

Từ 1/10, TP Hồ Chí Minh từng bước nới lỏng các hoạt động để khôi phục sản xuất và phát triển kinh tế sau thời gian giãn cách kéo dài. Chợ truyền thống cũng được dần mở cửa trở lại với các tiêu chí an toàn phòng chống dịch để phục vụ hàng hoá tốt nhất cho người dân.

Tại buổi họp báo thường kỳ được Bộ Công Thương tổ chức vào ngày 30/9, ông Trần Thanh Hải – Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu cho biết, năm 2021, cán cân thương mại của cả nước có thể cân bằng. Thậm chí nếu thuận lợi, cán cân thương mại cả nước có thể nghiêng về hướng xuất siêu.

Dù hoạt động xuất nhập khẩu khẩu hàng hoá còn gặp nhiều khó khăn song tín hiệu đáng mừng là xuất siêu đã quay trở lại, cán cân thương mại hàng hoá đã được cải thiện.

Chính phủ Việt Nam đã có những hành động kịp thời nhằm giảm bớt khó khăn cho các hộ gia đình không có thu nhập do mất việc làm hoặc mất thu nhập từ công việc tự do. Tuy nhiên, theo UNDP, các gói hỗ trợ của Việt Nam chưa đủ lớn và đủ rộng.

Nhiều doanh nghiệp mong muốn hỗ trợ giảm thêm lãi suất vay vốn ngân hàng và dễ tiếp cận nguồn vốn hỗ trợ lãi suất, để họ có thêm cơ hội vượt khó trong đại dịch, đã được Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổng hợp, gửi tới Hội nghị trực tuyến Thủ tướng Chính phủ với doanh nghiệp diễn ra mới đây.

Dự kiến thời gian tới, một số địa phương sẽ nởi lỏng dần các biện pháp giãn cách xã hội. Một trong những giải pháp quan trọng hàng đầu là tìm giải pháp giảm áp lực lên hệ thống phân phối để vừa cung ứng hàng hóa ổn định cho người dân, vừa đảm bảo các yêu cầu phòng dịch.

Rất nhiều kiến nghị đã được đưa ra tại Hội nghị trực tuyến Thủ tướng Chính phủ với doanh nghiệp và các địa phương về các giải pháp tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp trong bối cảnh đại dịch COVID-19, tổ chức ngày 26/9/2021, trong đó nhiều doanh nghiệp mong muốn Chính phủ, các địa phương sớm nới lỏng các biện pháp phòng chống dịch phù hợp,“mở cửa nền kinh tế” trở lại, trao quyền chủ động cho doanh nghiệp tổ chức sản xuất, kinh doan an toàn.