Trong thời gian chưa ban hành chính sách, Bộ Công Thương đề xuất chỉ quản lý thí điểm thuốc lá nung nóng, chưa cho phép lưu hành sản phẩm thuốc lá điện tử.
Thuốc lá điện tử được bán công khai nhưng lại thiếu chế tài quản lý nên không có cơ sở để coi đây là mặt hàng cấm hoặc bị hạn chế.
Đại diện Cục Công nghiệp, Bộ Công Thương đề xuất cần quản lý riêng biệt thuốc là làm nóng và thuốc lá điện tử để phù hợp với định nghĩa của luật hiện hành.
Chỉ tính riêng 3 tháng đầu năm 2023, đã có trên 10.000 sản phẩm thuốc lá thế hệ mới nhập lậu đã bị cơ quan quản lý thị trường xử lý.
Các sản phẩm thuốc lá điện tử, thuốc lá làm nóng (thuốc lá thế hệ mới) dù chưa được pháp luật cho phép nhưng vẫn được các cơ sở kinh doanh rao bán công khai.
Mặc dù chưa cho phép thương mại, nhưng thuốc lá thế hệ mới hiện đang tràn ngập trong cộng đồng thông qua đường xách tay, buôn lậu.
Mới đây, tại hội thảo “Tháo gỡ quan ngại để quản lý thuốc lá thế hệ mới” đại diện các, bộ, ngành đều khẳng định cấm thuốc lá thế hệ mới là điều không khả thi.
Bộ Công Thương đề xuất thí điểm nhập khẩu, lưu thông thuốc lá làm nóng có thời hạn và tiếp tục đánh giá nghiên cứu đối với dung dịch của thuốc lá điện tử.
Theo báo cáo tháng 7/2021 của WHO, 184/193 quốc gia thành viên của tổ chức này đã cho phép kinh doanh và quản lý thuốc lá làm nóng theo luật.
Hút thuốc, dù theo bất kỳ hình thức nào đều có ảnh hưởng tới người sử dụng và cộng đồng nhưng không thể phủ nhận độ phổ biến của thuốc lá điện tử hiện nay.
Mọi sản phẩm thuốc lá đều gây hại, vì vậy, các tổ chức y tế kêu gọi những đối tượng không hút thuốc cần tránh xa mọi sản phẩm thuốc lá. Tuy vậy, khái niệm “thuốc lá” hiện nay đã thay đổi vì có sự khác nhau giữa các sản phẩm thuốc lá. Trong đó các sản phẩm thuốc lá không khói (thuốc lá thế hệ mới) được khoa học nhìn nhận là ít tác hại hơn so với thuốc lá điếu.
Từ năm 2017, Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Công Thương xây dựng chính sách quản lý các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới gồm thuốc lá làm nóng (thuốc lá nung nóng), thuốc lá điện tử. Hơn 4 năm qua, quá trình xây dựng dự thảo chính sách đã được các bộ ngành dốc toàn lực triển khai và báo cáo lên Chính phủ. Việc sớm ban hành luật kiểm soát, quản lý đối với những sản phẩm này để dựa trên đó giải quyết các vấn đề ách tắc hiện nay, nổi bật là tình trạng buôn lậu của sản phẩm gây ra nhiều hệ lụy lên sức khỏe, đời sống là điều không chỉ xã hội mà các bộ ngành đều đang trông chờ.
Các vấn nạn đến từ tình trạng thuốc lá lậu gây ra, trong đó bao gồm thuốc lá thế hệ mới, đã và đang được dư luận phản ánh liên tục trong thời gian qua. Theo đó, Chính phủ đã có nhiều lần chỉ đạo các cơ quan bộ ngành phối hợp đề xuất quản lý những sản phẩm này, bao gồm thuốc lá làm nóng, thuốc lá điện tử nhằm bổ sung vào chiến lược phòng chống buôn lậu.
Các tổ chức phòng chống thuốc lá đã góp phần hỗ trợ chính phủ các quốc gia trong công tác tuyên truyền tác hại, vận động cai bỏ thuốc lá cùng nhiều hoạt động liên quan đến chăm sóc y tế cộng đồng. Tuy nhiên, hoạt động tài trợ của các tổ chức này đã có sự lấn sân khi tác động vào chính sách của các nước đối với những sản phẩm thuốc lá không khói.
Nhiều năm qua, các sản phẩm thuốc lá điện tử, thuốc lá làm nóng dù chưa được cấp phép nhưng nguồn cung ứng cho thị trường tại Việt Nam lại rất dồi dào từ nguồn hàng lậu, xách tay. Đến nay, chỉ có thuốc lá làm nóng là chịu kiểm soát của Luật phòng, chống tác hại thuốc lá, do có chứa nguyên liệu thuốc lá. Do vậy, việc quản lý sản phẩm này cần được thúc đẩy sớm để đẩy nhanh công tác phòng chống buôn lậu và ngăn ngừa giới trẻ tiếp cận với các sản phẩm thuốc lá khả thi và hiệu quả.
Khi cấp phép kinh doanh các sản phẩm thuốc lá làm nóng, các quốc gia như Mỹ, Anh, Nhật, Đức… đều có giải pháp kiểm soát nhằm hạn chế khả năng tiếp cận của giới trẻ. Trái với những quan ngại, dữ liệu thống kê cho thấy, tỷ lệ giới trẻ sử dụng các sản phẩm thuốc lá làm nóng dù vẫn có nhưng thấp hơn rất nhiều so với thuốc lá điếu hoặc đều là những đối tượng đã từng sử dụng thuốc lá trước đó. Việc áp dụng phương thức kiểm soát hiệu quả đã góp phần quan trọng vào việc ngăn giới trẻ tiếp cận các sản phẩm này.
Thuốc lá điếu đã cướp đi hàng triệu sinh mạng trên khắp thế giới và mang lại nhiều gánh nặng xã hội cho các quốc gia và đã đến lúc người hút thuốc cần có một sự lựa chọn tốt hơn trong tiến trình giảm thiểu tác hại thuốc lá và bảo vệ sức khỏe cộng đồng.
Dù đã dùng nhiều biện pháp nhằm giảm nhu cầu tiêu thụ thuốc lá như tăng thuế, tuyên truyền, cảnh báo, áp dụng các biện pháp chế tài… nhưng báo cáo gần nhất cho thấy mục tiêu giảm 30% tỷ lệ người hút thuốc lá vào năm 2025 do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đặt ra vẫn không thể đạt được như kỳ vọng. Đến nay, đã có nhiều số liệu tổng kết từ các quốc gia cho thấy có sự chênh lệch rõ nét về tính hiệu quả giữa các quốc gia thực hành theo hướng dẫn của WHO và các nước quyết định chính sách kiểm soát thuốc lá của quốc gia dựa trên cơ sở thực tiễn và khoa học.
Hiện nay, đã có 64 nước trên toàn cầu thương mại hóa thuốc lá làm nóng, trong đó có hơn 2/3 quốc gia nằm trong Công ước Khung về Kiểm soát Thuốc lá (Framework Convention on Tobacco Control – FCTC) thuộc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Điều này cho thấy, một phần đáng kể các nước tham gia FCTC đã thay đổi chiến lược nhằm đẩy nhanh tiến độ giảm tác hại do thuốc lá điếu gây ra, mặc dù WHO hiện chưa hoàn toàn nhìn nhận về sự phù hợp các sản phẩm thuốc lá không khói đối với sức khỏe cộng đồng.
“Nếu chấp nhận giải pháp giảm thiểu tác hại thuốc lá, đến năm 2030 sẽ tạo ra những khác biệt lớn giúp giảm thiểu gánh nặng bệnh tật” - Giáo sư danh dự Robert Beaglehole của trường Đại học Auckland, New Zealand và là cựu Giám đốc Bộ phận Bệnh Mạn tính và Khuyến cáo về Sức khỏe của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã dự đoán.
Việc lựa chọn được loại hình sản phẩm có khả năng giảm thiểu mức độ phơi nhiễm của cơ thể người với các chất hóa học gây hại hoặc tiềm năng gây hại từ khói thuốc sẽ đặt kỳ vọng mang đến bầu không khí trong lành cho cộng đồng và cứu sống hàng triệu người. Đó là nguyện vọng của mỗi người dân và mỗi chính phủ vì một mục tiêu “giảm thiểu tác hại khói thuốc lá”.
Sau khi Cục Quản lý Thực phẩm & Dược phẩm (FDA, Hoa Kỳ) cho phép thuốc lá nung nóng được tiếp thị như một “sản phẩm giảm thiểu tác hại”, cùng với việc đã có 63 quốc gia đang cho lưu hành sản phẩm này, nhiều chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực y tế tại Việt Nam đã có những đánh giá về những cơ sở khoa học xung quanh sản phẩm này.
Trong một thông cáo đăng tải vào tháng 07/2020, cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) thông báo cho phép sản phẩm thuốc lá làm nóng (chỉ những sản phẩm đệ trình lên FDA) được phép thương mại và công bố thông tin Sản phẩm thuốc lá giảm thiểu phơi nhiễm với các chất gây hại lên cơ thể so với thuốc lá điếu.
Dù hoàn toàn không được phép mua bán nhưng thuốc lá điện tử (thuốc lá thế hệ mới) đã hiện diện trên thị trường gần 4 năm nay theo đường xách tay và buôn lậu. Chính vì thế, đã có nhiều hội thảo, ý kiến của các cơ quan quản lý với nhiều luận điểm đa chiều về việc cần sớm có chính sách quản lý các sản phẩm này. Vậy thực trạng thuốc lá điện tử ở Việt Nam như thế nào và các nước quản lý ra sao?
Buôn lậu thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng (thuốc lá nung nóng), hay còn được gọi chung là “thuốc lá thế hệ mới” - hiện đang “nóng” vì lợi nhuận hấp dẫn và thậm chí hấp dẫn hơn cả buôn lậu thuốc lá điếu.
Tỷ lệ hút thuốc lá điện tử trong thanh thiếu niên từ 1,1% năm 2015 tăng lên đến 2,6% trong năm 2019. Thuốc lá điện tử lậu đã và đang xâm nhập vào học đường trong nhiều hình tướng, bất chấp những nỗ lực ngăn giới trẻ tiếp xúc sớm với khói thuốc và nicotin. Phải chăng đây là hệ quả của tình trạng buôn lậu sản phẩm thuốc lá thế hệ mới?