Quản lý thị trường Hà Nội: Thu giữ lượng lớn thuốc lá điện tử không rõ nguồn gốcGiải pháp nào ngăn chặn giới trẻ tiếp cận thuốc lá làm nóng? |
Sớm kiểm soát để tăng thu, giảm chi
Trong một hội thảo phòng chống buôn lậu thuốc lá diễn ra tại Hà Nội năm 2020, ông Nguyễn Mạnh Hùng - Chủ tịch Hội bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam cho biết, hệ quả của tình trạng buôn lậu thuốc lá là hàng năm Nhà nước thất thu ngân sách khoảng 8.500 tỷ đồng, thất thoát ngoại tệ khoảng 500 triệu USD. Thực trạng thất thu thuế do buôn lậu đã diễn ra nhiều năm qua, đồng nghĩa là số tiền mà lý ra nhà nước phải thu được đang chảy về túi của các tổ chức, cá nhân buôn lậu. Trong khi đó, lẽ ra các cơ quan quản lý đã có thể chính thức kiểm soát ít nhất một sản phẩm thuốc lá thế hệ mới là thuốc lá làm nóng, vì sản phẩm này nằm trong khuôn khổ quy định hiện hành của hệ thống pháp luật Việt Nam.
![]() |
Ngăn chặn triệt để nạn buôn lậu các sản phẩm thuốc lá được quan tâm thảo luận nhưng đến nay thuốc lá làm nóng vẫn chưa được đưa vào quản lý |
Rõ ràng chiếu theo cả Công ước Khung về Kiểm soát thuốc lá (FCTC) thuộc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cũng như Luật Phòng, chống tác hại thuốc lá (PCTHTL) hiện hành, thuốc lá làm nóng được quy định rõ là sản phẩm thuốc lá. Điều này có nghĩa, nếu đã là thuốc lá thì đây là sản phẩm thuộc ngành hàng kinh doanh có điều kiện. Nên việc để cho sản phẩm thuốc lá này “trôi nổi” trong gần 4 năm qua và thất thoát hàng tỷ đồng cần được nghiêm túc xem xét để sớm khắc phục lỗ hổng này. Theo các chuyên gia, việc chính thức áp dụng luật PCTHTL để quản lý thuốc lá làm nóng sẽ mang lại nguồn thu lớn cho ngân sách nhà nước, đồng thời còn tránh được việc phải bù chi cho những hoạt động chống buôn lậu, tiêu hủy hàng phi pháp trong bối cảnh đất nước đang chịu những tổn hại lớn về kinh tế do hậu quả của dịch bệnh Covid-19. Việc sớm giải quyết tình trạng buông lỏng thuốc lá làm nóng sẽ tạo cơ sở để các cơ quan liên ngành xây dựng khung pháp lý, quy định xử phạt nghiêm minh tội phạm buôn lậu nhằm tránh tình trạng hàng lậu kém chất lượng, thậm chí hàng trá hình tấn công vào cộng đồng, học đường, giới trẻ.
Mặc dù hiện nay, chưa có số liệu ghi nhận được tác động đến giới trẻ của các sản phẩm thuốc lá làm nóng nhập lậu nhưng có đến 5,2% thanh thiếu niên chưa từng hút thuốc trước đó lại hút thuốc lá điện tử, theo công bố mới đây của Viện Chiến lược chính sách Y tế tại Hà Nội.
Trước những hệ lụy do buôn lậu thuốc lá thế hệ mới gây ra, hiện các cơ quan y tế đang nỗ lực tuyên truyền về tác hại của các sản phẩm thuốc lá nói chung và thuốc lá thế hệ mới nói riêng trong giai đoạn chờ luật hóa theo chỉ định của chính phủ. Tuy nhiên, phải áp dụng luật để quản chế thuốc lá làm nóng như là thuốc lá và từ đó xây dựng khung pháp lý xử phạt thích đáng các hành vi phạm tội.
Đủ phương tiện để ngăn chặn giới trẻ tiếp cận thuốc lá làm nóng
Hiện trong 66 thị trường đã chính thức thương mại hóa thuốc lá làm nóng, có khoảng 2/3 quốc gia nằm trong Công ước Khung về Kiểm soát Thuốc lá (FCTC) thuộc WHO. Thực tế cho thấy, các quốc gia này không khó để kiểm soát sự tiếp cận sản phẩm đến với giới trẻ.
![]() |
Thuốc lá làm nóng thỏa mãn điều kiện để quản lý theo Luật Phòng chống tác hại thuốc lá hiện hành |
Cụ thể, điểm kinh doanh phải tránh xa trường học, các cơ sở giáo dục, bệnh viện, các cơ sở khám chữa bệnh; không được phép bán thuốc trong phạm vi 100 mét (m) tính từ ranh giới khuôn viên gần nhất của cơ sở đó.
Mặt khác, tại các nước thương mại hóa thuốc lá làm nóng, nhà cung cấp được yêu cầu áp dụng quy định bán hàng phù hợp: người mua phải khai báo và xác minh độ tuổi bằng các giấy tờ tùy thân khi mua hàng (cả trực tuyến và trực tiếp), nhận hàng, truy cập vào trang web sản phẩm và tương tác trực tiếp tại các điểm bán. Chỉ những người thỏa điều kiện về độ tuổi mới được cung cấp thông tin sản phẩm.
Nhờ vào phương thức kiểm soát hiệu quả này, kết quả khảo sát tại các thị trường cho thấy sự hấp dẫn của thuốc lá làm nóng đối với giới trẻ là rất thấp. Một nghiên cứu năm 2018 của Nhật Bản cho biết chỉ có 0,1% học sinh sử dụng sản phẩm thuốc lá làm nóng hằng ngày trong cả 2 cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông, nhưng nhóm học sinh này cũng đã từng hút thuốc lá điếu trước đó.
Từ những dữ liệu thực tế cho thấy, những biện pháp thắt chặt quản lý hợp lý, trong đó sự phối hợp giữa quy định của chính phủ và trách nhiệm các công ty thuốc lá là đòn bẩy tạo nên hiệu quả tích cực trong việc giảm thiểu tác hại thuốc lá trong cộng đồng cũng như đối tượng thanh thiếu niên. Cụ thể, chính phủ sẽ cần đưa ra một khung quản lý kiểm soát những sản phẩm thuốc lá đã phù hợp luật định, đi cùng chính sách tuyên truyền tác hại của tất cả các loại thuốc lá và khuyến khích cai thuốc trong cộng đồng. Đồng thời, phía các công ty thuốc lá cần thực hiện các giải pháp kiểm soát sự tiếp cận đến giới trẻ, thực thi các quy định chính phủ đề ra, phối hợp tăng cường kiểm soát buôn lậu. Đây cũng là chính sách hiện đang được áp dụng phần lớn tại các quốc gia đã thương mại thuốc lá làm nóng và đã tạo được hiệu quả tích cực.