Theo các chuyên gia, hoạt động M&A đang là “phao cứu sinh” đối với nhiều doanh nghiệp sau thời gian dài tắc nghẽn dòng vốn quay vòng.
MSB sẽ bán toàn bộ cổ phần tại Công ty Tài chính FCCOM để tập trung vào phát triển ngân hàng bán lẻ. Ngân hàng đồng thời tiếp tục tăng trưởng tín dụng, song hành cùng với kiểm soát chặt rủi ro nợ xấu.
Theo danh mục ban hành kèm theo Quyết định số 26/2019/QĐ-TTg ngày 15/8/2019 của Thủ tướng Chính phủ, trong năm 2020, Bộ Công Thương sẽ thực hiện cổ phần hóa (CPH) 02 doanh nghiệp (DN) 100% vốn Nhà nước thuộc Bộ. Tuy nhiên, vì khó khăn, vướng mắc cả về thể chế và thực tiễn tại từng DN nên tiến độ thực hiện chậm. Do vậy, Bộ Công Thương đã đưa ra nhiều kiến nghị nhằm giải quyết dứt điểm những vướng mắc, đảm bảo hoàn thành kế hoạch đã đề ra
Thông tin được đưa ra tại họp báo chuyên đề về “Tình hình tài chính, kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh năm 2018; kết quả tái cơ cấu, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước năm 2019” do Bộ Tài chính tổ chức mới đây tại Hà Nội cho thấy việc cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước chưa đạt yêu cầu.
Tại cuộc tọa đàm “Cổ phần hóa: Đúng pháp luật nhưng phải nhanh”, do Cổng thông tin điện tử Chính phủ tổ chức ngày 22/8, cho rằng tiến độ cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp chậm tiến độ có nguyên nhân từ sự thiếu quyết tâm, còn tâm lý e ngại của những người đứng đầu, các chuyên gia đề nghị trong thời gian tới, cần thực hiện nghiêm việc xử lý với cả người đứng đầu doanh nghiệp cổ phần hoá và người đứng đầu cơ quan đại diện chủ sở hữu.
Khẳng định tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước (DNNN), cụ thể là công tác cổ phần hóa (CPH), thoái vốn (TV) là chủ trương quan trọng giúp tái cơ cấu nền kinh tế, đảm bảo đồng thời hai mục tiêu: tạo nguồn thu cho ngân sách và nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp (DN), giữ gìn thương hiệu, ngành nghề kinh doanh chính để từ đó tạo điều kiện cho phát triển bền vững của cả nền kinh tế trong dài hạn. Song, quá trình này đang diễn ra rất chậm mà một trong những nguyên nhân là hệ thống văn bản liên quan còn nhiều vướng mắc.
ACV, Vietnam Airlines, Petrolimex là các doanh nghiệp lớn thuộc diện thoái vốn nhà nước giai đoạn 2019 - 2020, nhưng do có nhiều vấn đề phức tạp nên Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp đã đề xuất xin giãn, hoãn tiến độ thoái vốn, hoặc tái cấu trúc theo cách khác.
Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) đã có kế hoạch thoái vốn tại nhiều doanh nghiệp như Tổng công ty cổ phần Bảo Minh, Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Y tế Domesco, Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Sa Giang...
Một trong những nguyên nhân chính được cho là lực cản thoái vốn nhà nước năm 2018 là bất cập tại Nghị định 32/2018/NĐ-CP. Áp lực thoái vốn dồn sang năm 2019.
Ngày 22/11 tới đây, tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), Tập đoàn Công nghiệp Than Khoáng sản Việt Nam - TKV sẽ bán đấu giá phần thoái vốn tại Công ty cổ phần Đầu tư phát triển nhà và hạ tầng và Công ty cổ phần Vận tải thủy.
Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) cho biết, trong tháng 11/2018, tại HNX sẽ diễn ra 4 phiên đấu giá cổ phần của các doanh nghiệp với tổng khối lượng cổ phần chào bán khoảng trên 370 triệu cổ phần.
Ngày 22/11 tới đây, Tập đoàn Công nghiệp viễn thông quân đội Viettel và Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước SCIC, sẽ thoái hết vốn cổ phần góp tại Tổng Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam - Vinaconex theo hình thức đấu giá trọn lô tại Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX).
Mekong Capital vừa thông báo Quỹ Mekong Enteprise Fund (MEF) vừa hoàn tất khoản thoái vốn cuối cùng tại Công ty May Minh Hoàng. Việc thoái vốn này liền sau giao dịch bán tất cả khoản đầu tư cuối cùng của Mekong Enterprise Fund II và Vietnam Azalea Fund.
(VEN) - Nối tiếp thành công của năm 2017, mùa đại hội cổ đông (ĐHCĐ) năm nay, nhiều doanh nghiệp (DN) niêm yết tiếp tục lên kế hoạch lợi nhuận khủng cho năm 2018. Bên cạnh đó, nhiều nhà đầu tư cũng mong chờ việc thoái vốn từ các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) để tăng thêm hàng hóa và sức sôi động cho thị trường chứng khoán.
Thời gian gần đây, nhiều ngân hàng nước ngoài đang dần thoái vốn khỏi Việt Nam. Tuy nhiên, theo phân tích của một số chuyên gia trong lĩnh vực tài chính, đây là điều bình thường trong hoạt động kinh doanh.
Với việc thoái 100% vốn góp tại 24 đơn vị ngoài ngành kinh doanh chính, năm 2016, Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (VRG) đã thu về 2.252,7 tỷ đồng, lãi gần 288 tỷ đồng. VRG dự kiến thu về gần 1.500 tỷ đồng từ thoái vốn trong năm 2017, đồng thời, cổ phần hóa công ty mẹ cùng 20 đơn vị thành viên và 4 đơn vị sự nghiệp.
Bộ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Hồng Hà cho biết như vậy tại buổi làm việc giữa Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Trưởng Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp với các Bộ, ngành về phương án sắp xếp các doanh nghiệp Nhà nước (DNNN), DN có vốn góp của Nhà nước, chiều ngày 6/2 do Bộ Xây dựng làm đại diện chủ sở hữu giai đoạn 2016-2020.
Đã có 48 doanh nghiệp Nhà nước được cổ phần hóa, 10 doanh nghiệp được giải thể tính đến hết quý III năm nay. Bên cạnh đó, ngân sách Nhà nước đã thu về gần 6.300 tỷ đồng qua quá trình thoái vốn các doanh nghiệp, tập đoàn, tổng công ty Nhà nước.
Câu chuyện thoái vốn đang được quan tâm đặc biệt sau những chỉ đạo quyết liệt vừa mang tính nguyên tắc cao, vừa cụ thể của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc. Chuyện gần, chuyện xa của thoái vốn đang đặt cho các doanh nghiệp (DN) Việt Nam nhiều sự lựa chọn sống còn khi sức nóng từ các thỏa ước thương mại ngày càng lan tỏa.
Mục tiêu thoái hết vốn tại 12 doanh nghiệp lớn đến 2017 của Chính phủ Việt Nam đang được các tập đoàn Thái Lan chờ đón, đặc biệt là mảng đồ uống và vật liệu.
Tính đến hết tháng 2/2016, cả nước đã thực hiện cổ phần hóa 20 doanh nghiệp (DN) nhà nước; thành lập ban chỉ đạo cổ phần hóa của 66 DN, xác định giá trị của 79 DN, công bố giá trị của 31 DN và đã thoái vốn gần 142 tỷ đồng.
Thoái vốn là cụm từ được nghe nhiều nhất trong thời gian gần đây khi việc thoái vốn diễn ra rầm rộ hơn bao giờ hết, có lẽ bởi đây là giai đoạn chạy nước rút tái cấu trúc của nhiều doanh nghiệp diễn ra trong suốt mấy năm qua.
Cùng với những khó khăn trong quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp (DN) nhà nước thì hoạt động thoái vốn đầu tư ngoài ngành vào các lĩnh vực rủi ro của khu vực DN này cũng chưa mấy suôn sẻ. Các tập đoàn, tổng công ty nhà nước đang khá chật vật để thoái vốn hàng chục ngàn tỷ đồng theo kế hoạch của năm 2015.