
Để bảo đảm nguồn cung hàng hóa thiết yếu cho TP Hồ Chí Minh và các tỉnh thành phía Nam đang có dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, chiều ngày 8/7, Bộ Công Thương đã có Công văn hỏa tốc số 4032/BCT-TTTN gửi UBND TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam để ứng phó với dịch Covid-19.

Đợt bùng phát thứ tư của đại dịch Covid-19 đang tác động một cách tiêu cực đến lĩnh vực du lịch, vượt xa ngưỡng giới hạn chịu đựng của những doanh nghiệp. Vì vậy, những quyết sách hỗ trợ kịp thời sẽ là liều thuốc để hồi sức cho doanh nghiệp và người lao động trong ngành kinh tế xanh.

Chiều ngày 7/7, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã triệu tập cuộc họp khẩn với các đơn vị và ban hành Quyết định số 1724/QĐ-BCT về việc thành lập Ban Chỉ đạo cung ứng hàng hóa, dịch vụ thiết yếu cho Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp.

Dịch Covid-19 bùng phát, sức mua của người dân giảm sút, đã ảnh hưởng trực tiếp đối với thị trường bán lẻ. Thế nhưng, theo nhiều chuyên gia thì đây cũng là cơ hội đối với hàng Việt, bởi giữa tâm dịch thì người tiêu dùng lại có xu lướng tìm về với thương hiệu Việt.

Tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 6/2021 tổ chức chiều nay 1/7/2021, Bộ trưởng Bộ Lao động –Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung đã công bố nội dung Nghị quyết số 68/NQ-CP của Chính phủ, vừa được Thủ tướng Chính phủ ký cùng ngày sau phiên họp Chính phủ. Nghị quyết 68 tập trung vào hỗ trợ cho người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19, góp phần phục hồi sản xuất, kinh doanh, giảm thiểu những tác động tiêu cực của đại dịch, ổn định sản xuất, kinh doanh, bảo đảm đời sống và an toàn cho người lao động.

Để bình ổn thị trường hàng hóa, chống các hành vi đầu cơ, găm hàng và các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động thương mại, lực lượng quản lý thị trường (QLTT) Nghệ An triển khai các kế hoạch cao điểm trong kiểm tra, giám sát thị trường, tập trung vào các địa bàn trọng tâm, những mặt hàng trọng điểm xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm, đối với các mặt hàng thiết yếu, vật tư, thiết bị y tế... phòng chống dịch.

Để thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn, Sở Công Thương Tiền Giang vừa có văn bản đề nghị UBND các huyện, thành phố, thị xã tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền, thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19, nhất là đẩy mạnh tuyên truyền tại các chợ trên địa bàn tỉnh trong bối cảnh diễn biến mới phức tạp,khó lường của dịch bệnh.

Chuyển đổi số (CĐS) là xu thế tất yếu trong bối cảnh Cách mạng công nghệ (CMCN) 4.0, tạo cơ hội kinh doanh mới, nâng cao lợi thế cạnh tranh và tối ưu hóa quản trị doanh nghiệp (DN). Đặc biệt, trong khó khăn mới do đại dịch Covid-19 gây ra, dù ở quy mô nào nếu không thay đổi, nắm bắt kịp thời các xu hướng công nghệ DN sẽ khó tồn tại, phát triển và dễ bị thay thế bởi các DN hình thức mới.

Gói hỗ trợ người lao động và doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 mới sẽ được triển khai sớm, trên cơ sở rút kinh nghiệm việc triển khai gói hỗ trợ cũ.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang xây dựng Đề án thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh hiện nay để trình Chính phủ. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), cho rằng, cần xem xét bổ sung thêm các giải pháp thiết thực hỗ trợ cho doanh nghiệp trụ vững và vượt qua đại dịch Covid-19, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Hiện trên địa bàn Nghệ An có 4 chuỗi lây nhiễm Covid-19 ngoài cộng đồng, nâng ca nhiễm tại tỉnh này lên đến 86 ca trong đó có hàng loạt ca lây nhiễm mới liên quan đến chợ đầu mối. Tình hình này buộc chính quyền TP. Vinh phải đóng cửa tạm thời 5 khu chợ dân sinh trên địa bàn để phòng, chống dịch.

Chồng chất khó khăn do tác động của dịch Covid-19, 9 doanh nghiệp du thuyền ngủ đêm trên vịnh Lan Hạ (Hải Phòng) đã phải gửi đơn kiến nghị tới cơ quan chức năng xin giảm giá vé thăm quan, phí, lệ phí...

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chỉ đạo như vậy tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Bình Dương về công tác phòng,chống dịch Covid-19, giải pháp phát triển kinh tế -xã hội 6 tháng cuối năm 2021 chiều ngày 27/6, sau khi thăm, kiểm tra thực tế công tác điều trị bệnh Covid-19 và hoạt động sản xuất kinh doanh, công tác phòng chống dịch của doanh nghiệp (DN) trên địa bàn tỉnh.

Nhằm chung tay, góp sức chia sẻ khó khăn với người dân, công nhân lao động đang bị tác động nghiêm trọng do đại dịch Covid-19, trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh, nhiều tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp (DN) đã có những hoạt động thiết thực hỗ trợ trợ người dân, cùng chung tay đẩy lùi dịch bệnh.

Triển khai thí điểm “hộ chiếu vaccine” với khách quốc tế đến một số trung tâm có thể kiểm soát được bệnh dịch như Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang) được coi là chìa khóa để khởi động lại thị trường khách quốc tế sau thời gian đóng băng vì dịch Covid-19.

Kinh tế 6 tháng đầu năm 2021 của Nghệ An có dấu hiệu phục hồi tương đối tốt trong bối cảnh diễn biến dịch bệnh COVID-19 ở địa phương vẫn đang diễn biến rất phức tạp. Nhiều lĩnh vực thậm chí còn tăng trưởng dương.

Hiện trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh có 21 chuỗi lây nhiễm Covid-19 ngoài cộng đồng, trong đó có hàng loạt chuỗi lây nhiễm mới tại các chợ đầu mối, công ty, doanh nghiệp trong các khu công nghiệp.

Theo kế hoạch, khi số lượng vắc xin Covid-19 về Việt Nam đủ từ 110-150 triệu liều trong những tháng còn lại của năm 2021, ước tính Việt Nam sẽ tiêm khoảng 300.000-500.000 liều/ngày.

Mặc dù công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 tại khu công nghiệp trên địa bàn Hà Nội đã được triển khai đồng bộ, với nhiều giải pháp nhưng vẫn còn những tồn tại. Do đó, lãnh đạo Tp. Hà Nội yêu cầu cần sâu sát hơn nữa công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 tại khu công nghiệp.

Hiện Bắc Giang đang gấp rút thu hoạch vải cuối vụ, tuy nhiên, trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, 12 xã huyện Lục Ngạn đang tạm thời áp dụng biện pháp giãn cách xã hội. Để hỗ trợ nhân dân thu hoạch, chế biến và tiêu thụ vải, UBND huyện Lục Ngạn đã triển khai nhiều phương án. Trong đó ưu tiên sấy vải khô.

Cùng với việc đẩy mạnh hình thức tuyên truyền phòng, chống dịch Covid-19 qua hệ thống truyền thanh, tuyên truyền cổ động trực quan, lồng ghép với các sinh hoạt đoàn thể..., Hà Nội đang xuất hiện nhiều sáng kiến tuyên truyền mới được người dân nhiệt tình hưởng ứng.

Gần đây khi đại dịch dần được khống chế tại nhiều quốc gia trên thế giới đã tạo lực cầu lớn, giúp thị trường xuất khẩu của nhiều doanh nghiệp trong các ngành hàng nông, thủy sản, gỗ… tăng trưởng mạnh hơn. Tuy nhiên theo giới chuyên gia, vấn đề cần quan tâm của doanh nghiệp lúc này đó là làm sao “nâng chất” cho sản phẩm để các đối tác yên tâm, tin tưởng, từ đó giúp doanh nghiệp tận dụng tốt cơ hội hậu Covid.

Hoàn thiện quy định pháp luật về các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 và đảm bảo sản xuất liên tục; rà soát và giãn thời gian áp dụng một số quy định gia tăng chi phí cho doanh nghiệp; tránh gia tăng chi phí bất hợp lý… sẽ tạo “đòn bẩy” giúp doanh nghiệp "vá lại các vết thương” và có sức bật phục hồi tốt hơn sau đại dịch Covid-19.

Với tình hình dịch bệnh vẫn đang diễn biến phức tạp, kinh tế TP. Hồ Chí Minh nói chung và cộng đồng doanh nghiệp (DN) nói riêng bị ảnh hưởng lớn. Trong bối cảnh này, việc sát cánh, hỗ trợ DN càng cấp bách hơn bao giờ hết.