Inox 304 và 316 là những loại vật liệu được sử dụng nhiều nhất trong một số thiết bị gia dụng như bộ nồi inox, nồi cơm điện, thìa, đũa, muỗng, dụng cụ nấu ăn…
Tập đoàn hóa chất Mitsubishi của Nhật Bản đang tìm kiếm các mối quan hệ đối tác của Australia để sản xuất khoáng sản ở Mozambique và Na Uy...
Tình trạng thiếu trầm trọng cát sỏi san lấp dự án giao thông tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long đặt ra bài toán cấp thiết về tìm nguồn vật liệu thay thế.
UPM Raflatac, nhà cung cấp các vật liệu nhãn dán tự dính sáng tạo và bền vững toàn cầu, đã đưa vào vận hành cơ sở hậu cần (logistics) ở miền Bắc Việt Nam. Cơ sở này sẽ cho phép công ty giảm đáng kể thời gian giao hàng, tạo niềm tin với các khách hàng địa phương và mở rộng hoạt động của UPM Raflatac tại các tỉnh phía Bắc.
Trách nhiệm trong việc bảo vệ môi trường khỏi rác thải nhựa không của riêng ai. Chỉ cần bắt đầu từ một thay đổi nhỏ cũng có thể tạo đà cho những bước chuyển đổi lớn hơn. Hiện có nhiều khách sạn lớn đã và đang thực hiện các biện pháp nhằm giảm thiểu, thậm chí loại bỏ sản phẩm nhựa để thay thế bằng những vật liệu khác.
Đánh giá về Chương trình Nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ vật liệu mới (mã số KC.02/16-20), các chuyên gia ghi nhận, các kết quả khoa học của chương trình cho thấy một số lĩnh vực đã tiệm cận hoặc ngang bằng so với trình độ khoa học trong khu vực và trên thế giới.
Tỉnh Quảng Ninh đang từng bước đóng cửa các mỏ đá và sẽ chấm dứt khai thác các mỏ đá làm vật liệu xây dựng thông thường còn lại trên địa bàn toàn tỉnh từ năm 2025. Mục tiêu này nằm trong định hướng chuyển đổi từ “nâu sang xanh” đang được tỉnh Quảng Ninh tích cực thực hiện.
Với sự phát triển của khoa học và công nghệ, 97% vật liệu của các tấm pin năng lượng mặt trời (tấm quang điện) hoàn toàn có thể được tái chế và trở thành nguyên liệu đầu vào cho nhiều ngành sản xuất công nghiệp. Điều cần hiện nay là Việt Nam sớm ban hành các cơ chế, chính sách, quy định cụ thể liên quan đến vấn đề này.
Sử dụng đất, đá thải mỏ làm vật liệu san lấp không chỉ giúp tỉnh Quảng Ninh đáp ứng yêu cầu hạ thấp bãi thải mỏ mà còn giải quyết được khó khăn về diện đổ thải, giảm bớt chi phí bảo vệ môi trường và phù hợp với xu hướng phát triển kinh tế tuần hoàn, bền vững.
Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 947/QĐ-BCT về việc tiến hành điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm vật liệu hàn có xuất xứ từ Trung Quốc, Vương quốc Thái Lan và Malaysia.
Để xây dựng một nền kinh tế cạnh tranh hiệu quả, tự chủ, phải tự chủ tối đa nguyên vật liệu. Muốn đạt được điều đó, trước hết cần có quyết tâm chính trị cao và rõ ràng khoa học và công nghệ phải đi trước, mở đường.
Dự kiến bão số 9 sắp đổ bộ vào đất liền và dự báo ảnh hưởng trực tiếp các tỉnh miền Trung, trong đó có tỉnh Quảng Nam. Để chủ động ứng phó với bão, người dân đã đổ xô đi mua các dụng cụ như dây cáp, dây thừng... chèn chống nhà cửa.
Trong những năm vừa qua, ngành sản xuất vật liệu xây dựng (VLXD) đã phát triển mạnh về số lượng, chất lượng và chủng loại, đáp ứng ngày càng cao nhu cầu về xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển đô thị và nhà ở.
Tiếp tục chuỗi sự kiện kết nối trực tuyến nhằm mở rộng thị phần cho hàng hóa Việt tại thị trường Trung Quốc, ngày 2/6, Bộ Công Thương đã phối hợp với Sở Thương mại Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây (Trung Quốc) tổ chức Hội nghị giao thương trực tuyến vật liệu xây dựng và đồ trang trí nội ngoại thất Việt Nam – Trung Quốc (Quảng Tây).
Việt Nam phấn đấu đến năm 2021 các cửa hàng, chợ, siêu thị ở đô thị không sử dụng đồ nhựa dùng một lần và đến năm 2025 cả nước không sử dụng đồ nhựa dùng một lần. Trong bối cảnh như vậy, việc sử dụng vật liệu phân hủy sinh học làm nguyên liệu sản xuất thay thế nhựa trong các sản phẩm dùng một lần sẽ là xu thế tất yếu.
“Chính phủ cần có hành động để tạo ra các khung chính sách cho phép hình thành thị trường để các doanh nghiệp có thể sản xuất các loại vật liệu bền vững cho ngành xây dựng” - bà Caitlin Wiesen, Trưởng đại diện thường trú của UNDP tại Việt Nam nhấn mạnh tại Hội thảo quốc tế về ngành vật liệu xây dựng với chủ đề “Khoa học và công nghệ vật liệu xây dựng vì sự phát triển bền vững” vừa diễn ra tại Hà Nội.
Có thể nói, trong những năm qua, công nghiệp da giày là một trong những ngành đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế của Việt Nam. Cùng với việc phát triển các loại vật liệu, quy trình nâng cao chất lượng, ứng dụng công nghệ thông tin mà tiêu biểu là công nghệ 3D trong thiết kế đã tạo ra chuyển biến mang tính đột phá đối với ngành công nghiệp da giày.