Công bố danh sách các cá nhân được xem xét tặng danh hiệu 'Nghệ nhân nhân dân', 'Nghệ nhân ưu tú'
Diễn viên Hùng Thuận nhận nhiệm vụ “Quảng bá hình ảnh làng nghề truyền thống và hỗ trợ người sản xuất cập nhật xu hướng bán hàng trực tuyến trên TikTok Shop".
Làng ngói Cừa xã Nghĩa Hoàn, huyện Tân Kỳ (Nghệ An) - từng là làng nghề sản xuất ngói có thương hiệu được ưa chuộng lớn nhất miền Trung tuy nhiên đã bị dừng hoạt động theo chủ trương xóa bỏ lò ngói thủ công từ hơn 4 năm trước. Từ đó hơn 200 lò ngói của làng nghề bị xóa sổ, kéo theo hàng ngàn lao động mất việc; đất bỏ hoang vì dự án sản xuất gạch, ngói công nghệ cao chưa được xây dựng do mâu thuẫn nội bộ khiến người dân làng nghề ngói Cừa khó khăn chồng chất khó khăn.
Cuộc thi thiết kế mẫu hàng thủ công mỹ nghệ (TCMN) được triển khai năm 2020 với chủ đề "Tinh hoa sản phẩm TCMN Thủ đô - hội tụ và lan tỏa" đã đem lại hiệu ứng mạnh mẽ. Qua cuộc thi, ngành Công Thương Hà Nội kỳ vọng giúp thúc đẩy phát triển mẫu mã sản phẩm TCMN, đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu.
Thời gian qua, Bộ Công Thương đã phối hợp với các bộ, ngành, địa phương triển khai nhiều hoạt động khuyến khích, hỗ trợ phát triển sản xuất sản phẩm làng nghề, ngành nghề truyền thống theo hướng hiện đại, công nghiệp. Đồng thời, tổ chức các chương trình kết nối cung - cầu nhằm tìm thị trường trường tiêu thụ trong nước và xuất khẩu cho những sản phẩm này.
Nghệ nhân Phạm Đạt là cháu nội Cố nghệ nhân Phạm Văn Huỳnh, tức cụ Cửu Huỳnh nghệ nhân bậc thầy tại làng gốm Bát Tràng. Ngay từ nhỏ, nghệ nhân Phạm Đạt đã lớn lên cùng nghề làm gốm, chứng kiến sự thăng trầm và trực tiếp tham gia vào quá trình làm gốm tại gia đình. Đồng thời, cũng là người khởi xướng khôi phục dòng gốm men rạn từ xa xưa, cho ra đời hàng trăm dòng gốm cao cấp tinh xảo đậm đà bản sắc dân tộc và thổi hồn vào các sản phẩm tâm linh Việt.
Theo ông Nguyễn Thế Lanh – Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp 1, Cục Công nghiệp địa phương, Bộ Công Thương: hướng thâm nhập chủ yếu vào thị trường châu Âu của hàng thủ công mỹ nghệ (TCMN) Việt Nam trong thời gian tới là chuyển sang sản xuất các mặt hàng tinh xảo, có mẫu mã độc đáo phù hợp với thị trường…
Được đánh giá là cơ hội vàng trong việc hỗ trợ xúc tiến hàng thủ công mỹ nghệ (TCMN), Hanoi Gift Show 2019 tiếp tục được kỳ vọng tạo cầu nối giúp doanh nghiệp (DN), cơ sở sản xuất quảng bá, giới thiệu sản phẩm, tìm kiếm khách hàng, mở rộng thị trường xuất khẩu (XK).
Là một đất nước có nền văn hóa dân tộc được bảo tồn mạnh mẽ, Nhật Bản sở hữu những ngành nghề tiểu thủ công nghiệp đặc sắc, có truyền thống lịch sử lâu đời và chỗ đứng vững chắc trong nền kinh tế cũng như khi được xuất khẩu ra thị trường quốc tế.
Bằng cách tư vấn xây dựng chính sách phù hợp, triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại tìm kiếm thị trường và phát triển mẫu mã sản phẩm, Bộ Công Thương đã phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) từng bước liên kết chuỗi giá trị trong ngành thủ công mỹ nghệ (TCMN).
Ngày 17/11, tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, Trung tâm Nghiên cứu liên kết và phát triển thủ công mỹ nghệ (Craft Link) đã tổ chức Hội chợ hàng thủ công truyền thống lần thứ 28. Hội chợ dự kiến thu hút gần 5.000 khách đến thăm quan, giao lưu văn hoá và mua sắm hàng hóa chỉ trong 1 ngày mở cửa.
Hình thành tự phát từ lâu đời, công nghệ lạc hậu, chủ yếu sản xuất theo phương pháp thủ công truyền thống, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây mất an toàn lao động... là thực trạng chung của các lò vôi đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh hiện nay.
Tưng bừng khai mạc Triển lãm - Hội chợ hàng thủ công mỹ nghệ