Với sự “chắp cánh” của Sàn Việt, nước mắm chay Tương Việt Hoa Sen dần khẳng định được tên tuổi, mở rộng thị trường đến nhiều tỉnh, thành trên cả nước.
Sàn Việt “chắp cánh” nước mắm chay Tương Việt Hoa Sen, giúp sản phẩm vươn xa trên bản đồ ẩm thực, khẳng định chất lượng và mở rộng thị trường toàn quốc.
Nước mắm cá cơm Suchi xuất khẩu sang các thị trường khó tính nhờ tích cực kết nối giao thương, tận dụng tốt thương mại điện tử để vươn ra thị trường thế giới.
Nước mắm Bà Hai, đặc sản truyền thống Bình Thuận, nay vươn xa thị trường nhờ sàn thương mại điện tử Sàn Việt, lan tỏa hương vị biển cả đến khắp mọi miền.
Lối đi nào để nước mắm truyền thống Việt cạnh tranh trên thị trường
Đề nghị công nhận nước mắm là di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam
Dù bị ảnh hưởng bởi dịch Covid – 19, tuy nhiên, những đơn hàng đặt nước mắm truyền thống của làng nghề nước mắm Nam Ô (Hòa Hiệp Nam – Hòa Hiệp Bắc, Liên Chiểu, Đà Nẵng) không bị sụt giảm. Những ngày này, đến làng nghề sẽ thấy không khí tất bật, phấn khởi của các hộ sản xuất nước mắm để kịp giao các đơn hàng cho khách.
Mặc dù bị tác động của dịch bệnh Covid-19, nhưng các cơ sở sản xuất sản phẩm truyền thống OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm) của Nghệ An vẫn tập trung vào vụ sản xuất Tết. Không chỉ gói gọn ở thị trường trong tỉnh mà những mặt hàng này còn cung ứng cho các tỉnh thành khắp cả nước và xuất khẩu sang cả Lào, Campuchia và Thái Lan.
Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU) đã bảo hộ tên gọi xuất xứ, nay được chuyển thành chỉ dẫn địa lý “Nước mắm Phú Quốc”. “Giọt vàng Phú Quốc” nay mới chính danh, dù nghề nước mắm ở đây đã hơn 200 năm tuổi!.
Nghề nước mắm có nhiều tiềm năng, nhưng tỷ lệ xuất khẩu mới đạt khoảng 12,6% so với tổng sản lượng. Thị trường xuất khẩu nước mắm chủ yếu đi các nước châu Á, châu Âu, Australia, Mỹ. Muốn xuất khẩu nước mắm, sản phẩm của chúng ta phải đáp ứng được yêu cầu của từng thị trường.
Gần 70 tuổi đời với hơn 30 năm gắn bó với nghề sản xuất nước mắm, bà Trần Thị Như Hoa- Chi hội trưởng Chi hội Sản xuất nước mắm Tam Quan luôn canh cánh nỗi lo giữ thương hiệu cho nước mắm Tam Quan và bảo tồn nghề truyền thống của địa phương.
Được sự hỗ trợ của Bộ Công Thương, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã thực hiện đề tài “Nghiên cứu ứng dụng công nghệ vi sinh để giảm hàm lượng histamine trong nước mắm truyền thống”. Thông qua việc triển khai đề tài, góp phần ổn định chất lượng, tăng khả năng xuất khẩu của nước mắm truyền thống.
Chiều ngày 27/10, tại Hà Nội, Hiệp hội Nước mắm truyền thống Việt Nam tổ chức đại hội thành lập và công bố quyết định cho phép thành lập của Bộ Nội vụ được ký ngày 3/9/2020.
Sau 3 năm vận động và chờ đợi, Hiệp hội Nước mắm truyền thống Việt Nam với 117 hội viên sẽ chính thức được thành lập vào ngày 27/10 tới đây, người tiêu dùng có thể nhận diện nước mắm truyền thống thông qua logo riêng dán trên nhãn sản phẩm khi đáp ứng được bộ tiêu chuẩn đề ra.
Ngày 12/06/2020, tại khách sạn Sofitel Saigon Plaza, Quận 1, TP.Hồ Chí Minh, Hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam Chất lượng cao (DN HVNCLC) phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức lễ trao chứng nhận cho các doanh nghiệp đạt danh hiệu Hàng Việt Nam Chất lượng cao 2020. Công ty Cổ phần Thủy sản 584 Nha Trang vinh dự là năm thứ 20 liên tiếp được bình chọn cho danh hiệu Hàng Việt Nam chất lượng cao.
48 sản phẩm được công nhận đạt các hạng sao lần này được UBND tỉnh Nghệ An cấp giấy công nhận, được sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “OCOP Nghệ An”.
Người lính mà tôi muốn nhắc đến trong bài viết này là anh Nguyễn Hoài Sơn - Giám đốc doanh nghiệp Nước mắm Châu Sơn (Khánh Hòa). Ngay từ lần gặp đầu tiên, cách đây 10 năm, anh đã cho tôi cảm nhận về một nhân cách cao quý.
Chỉ cần bước chân vào cổng làng, chúng tôi đã thấy mùi thơm đặc trưng đậm đà hương vị nước mắm truyền thống Sa Châu, một đặc sản của xã Giao Châu, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định.
Theo thông tin từ Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT), kết quả kiểm nghiệm chất lượng 3.060 chai nước mắm cốt cá cơm và nước mắm cá cơm vàng do Công ty TNHH Chế biến thuỷ đặc sản Long Hải sản xuất cho thấy toàn bộ số hàng hoá bị thu giữ tại Nghệ An mới đây là hàng giả, không có giá trị sử dụng.
Nhằm hỗ trợ sản phẩm nước mắm Cái Rồng nâng cao chất lượng sản phẩm, hướng đến sản xuất sạch hơn, năm 2018, thông qua nguồn Quỹ khuyến công địa phương, Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp Quảng Ninh đã hỗ trợ cho doanh nghiệp 200 triệu đồng để đầu tư đổi mới máy móc, thiết bị phục vụ cho sản xuất.
Không chỉ hỗ trợ trực tiếp bằng nguồn vốn mà còn bằng hoạt động tư vấn định hướng phát triển, xây dựng thương hiệu, Chương trình khuyến công quốc gia đã giúp Công ty Cổ phần thủy sản Vạn Phần - Diễn Châu (Nghệ An) xây dựng chỗ đứng ngày một vững chắc trên thị trường.
Tại buổi tọa đàm "Nước mắm hay nước chấm - Làm thế nào bảo tồn truyền thống Việt", diễn ra chiều ngày 17/3 tại TP. Hồ Chí Minh, nhiều ý kiến cho rằng, nước mắm truyền thống muốn tồn tại cần định vị và xây dựng thượng hiệu rõ ràng với chất lượng cao và giá cả phải chăng để tiếp cận nhiều người tiêu dùng hơn.
“Nước chấm công nghiệp không thể thay thế nước mắm truyền thống” là tiếng nói chung không chỉ của tất cả các làng nghề làm nước mắm truyền thống và các hiệp hội nước mắm trên cả nước. Đó cũng là tiếng nói của đông đảo người dân Việt Nam trong và ngoài nước khi được hỏi về nước mắm truyền thống...
Tiêu chuẩn là căn cứ để nhìn nhận, đánh giá chất lượng một sản phẩm, đồng thời là công cụ để nhà quản lý và nhà sản xuất làm tốt hơn công việc của mình. Thế nhưng, khi Dự thảo Tiêu chuẩn Việt Nam về Quy phạm thực hành sản xuất nước mắm được cơ quan chức năng đưa ra lấy ý kiến lần cuối lại nhận được rất nhiều ý kiến trái chiều.
Dự thảo tiêu chuẩn quốc gia về “Quy phạm thực hành sản xuất nước mắm” do Cục Chế biến và phát triển thị trường nông sản (Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn) soạn thảo đang tạo ra nhiều phản ứng trái chiều.
Chiều ngày 8/3, Cục chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT)) cùng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng (Bộ Khoa học và Công nghệ), đã gặp gỡ báo chí để trao đổi về những nội dung liên quan đến Dự thảo TCVN 1260: 2019 Quy phạm thực hành sản xuất nước mắm.
Tháng 10/2012, nước mắm Phú Quốc được Liên minh châu Âu (EU) công nhận chỉ dẫn địa lý, bảo hộ tên gọi xuất xứ tại 28 nước thành viên. Trước đó, chỉ dẫn địa lý nước mắm Phú Quốc được Cục Sở hữu trí tuệ cấp văn bằng bảo hộ. Tuy nhiên, đến nay, người tiêu dùng trong nước vẫn “hoa mắt” với các tên gọi nước mắm Phú Quốc trên thị trường.