Trong chuỗi liên kết sản xuất mía - đường tại Việt Nam hiện nay, chỉ có 11% lợi nhuận người nông dân được hưởng, 89% thuộc về các chủ thể khác (nhà máy, trung gian phân phối, thuế, phí). Đây là một tỷ lệ rất bất hợp lý, bất bình đẳng, thể hiện mối liên kết lỏng lẻo có thể bị phá vỡ bất cứ lúc nào, nếu không có giải pháp phù hợp cho vấn đề này.
Nhà máy đường và người nông dân trồng mía ở Việt Nam, có thể nói là có mối quan hệ “cộng sinh”. Thế nhưng, nhìn từ góc độ lợi ích, thì mối quan hệ này chưa có cơ sở khẳng định được có sự công bằng trong khâu tiêu thụ, mua bán mía nguyên liệu, bất cập vẫn xảy ra, mà phần thiệt thòi thì luôn luôn thuộc về những người nông dân vốn bị yếu thế trong nhiều năm qua.
Mía Hòa Bắc đang vào mùa thu hoạch. Năm nay, mía không được mùa, chất lượng không cao. Thị trường tiêu thụ lại bị bó hẹp chủ yếu trong TP. Đà Nẵng do dịch bệnh.
Hơn nửa tháng qua, giá bán mía chục (mía dùng làm nước giải khát) tại tỉnh Hậu Giang đã giảm hơn 500 đồng/kg so với đầu vụ.
Niên vụ mía 2019 - 2020 của nông dân Cù Lao Dung (tỉnh Sóc Trăng) đã kết thúc, nhưng họ đang “đứng ngồi không yên” vì lượng mua thấp và có nguy cơ lỗ nặng vì phải đốn bỏ.
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Nguyễn Xuân Cường - mới đây đã ủng hộ Hiệp hội Mía đường Việt Nam (VSSA) thành lập đơn vị xác định chất lượng mía nguyên liệu (chữ đường - CCS) độc lập với các nhà máy đường, nhằm minh bạch việc làm này, thay vì để các nhà máy đường vừa “đá bóng” vừa “thổi còi” như trước đây.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) vừa ban Kế hoạch nâng cao năng lực cạnh tranh ngành mía đường giai đoạn 2018-2020.
Qua câu chuyện của ông Lê Văn Tam – vị “thuyền trưởng” của Nhà máy đường Lam Sơn (nay là Công ty Cổ phần mía đường Lam Sơn), tôi thấm thía sự gian nan của người làm mía đường, khâm phục những gì ông làm, lo cho nông dân vùng mía.