Hơn 33 triệu lao động phi chính thức là bệ đỡ của thị trường lao động khi nền kinh tế gặp khủng hoảng, song để phát triển bền vững cần có giải pháp phù hợp.
Theo ĐBQH, phải làm sao phát triển được số người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện. Đây chính là mấu chốt để lao động tự do được hưởng các quyền lợi nhất định.
Mặc dù số người lao động đang làm việc có xu hướng tăng nhưng thị trường lại chưa cải thiện về chất lượng lao động.
Việt Nam có hơn 18 triệu lao động đang làm các công việc phi chính thức, chiếm 57,2% tổng số lao động phi nông nghiệp, 3/4 tổng việc làm trong nền kinh tế. Lực lương này có đóng góp không nhỏ vào sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, góp phần lấp đầy khoảng trống thiếu hụt việc làm và thu nhập.
Theo công bố về kết quả nghiên cứu Quyền an sinh xã hội của lao động nữ di cư ở Việt Nam do Quỹ Hỗ trợ chương trình, dự án an sinh xã hội Việt Nam (AFV) thực hiện, hiện có rất nhiều lao động nữ di cư khu vực chính thức và phi chính thức không biết nhiều về các chính sách đào tạo nghề, vay vốn hỗ trợ tạo việc làm, cũng như các chính sách về bảo hiểm xã hội…
Điều 34 Hiến pháp năm 2013 về quyền an sinh xã hội của công dân quy định cần đảm bảo an sinh cho mọi người dân, tuy nhiên đến nay lao động khu vực phi chính thức tiếp cận các chính sách an sinh xã hội, đặc biệt chính sách bảo hiểm xã hội - một biện pháp an sinh xã hội bền vững, còn nhiều hạn chế.