Theo khảo sát bầu cử mới nhất, Đảng Bảo thủ của Thủ tướng Rishi Sunak có thể sẽ phải đối mặt với thất bại tồi tệ nhất trong kể từ khi thành lập.
Ủy ban châu Âu vừa cáo buộc Vương quốc Anh vi phạm thỏa thuận thương mại hậu Brexit bằng cách đưa ra các điều kiện để cấp giấy phép cho các tàu đánh cá. London và Paris đang lo lắng về các thỏa thuận cấp phép đánh bắt cho các tàu thuyền của Pháp đánh bắt ở Quần đảo Channel, nhưng căng thẳng đã leo thang khi cả hai bên điều động các tàu tuần tra đến hòn đảo tự quản Jersey, nơi ngư dân Pháp đã đi thuyền đến phản đối.
Mỹ đã làm tiêu tan hy vọng của Thủ tướng Anh Boris Johnson về một thỏa thuận thương mại hậu Brexit khi tuyên bố "xem xét" lại các cuộc đàm phán cho đến nay. Việc Tổng thống Joe Biden lựa chọn đại diện thương mại mới đã hãm đà các cuộc đàm phán.
Ngày 09/2, Hiệp hội lợn quốc gia Anh (NPA) đã cảnh báo một "cơn bão hoàn hảo" về tác động của Covid và bộ máy quan liêu thời hậu Brexit có nguy cơ đẩy những người chăn nuôi lợn ở Anh vào cuộc khủng hoảng.
Nước Anh thời Brexit đã sẵn sàng để đạt được một con đường mới với các quốc gia trên thế giới khi Tổng thống đắc cử của Mỹ Joe Biden tìm cách tăng cường quan hệ với châu Âu và châu Á.
Trong bản ghi nhớ đưa ra ngày 23/12, Nghị viện châu Âu tuyên bố kế hoạch tổ chức một phiên họp khẩn cấp nhằm bỏ phiếu cho thỏa thuận thương mại hậu Brexit giữa Anh và EU đã bị hoãn lại.
Các nhân vật cấp cao trong các chính phủ châu Âu tin rằng Thủ tướng Anh Boris Johnson đang chờ đợi kết quả cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ trước khi quyết định cuối cùng có nên mạo hiểm đẩy Vương quốc Anh vào một Brexit không có thỏa thuận hay không.
Ngày 22/10, Nhật Bản và Vương quốc Anh chính thức ký kết một hiệp định thương mại tự do song phương, là thỏa thuận thương mại “lịch sử” lớn đầu tiên của Vương quốc Anh với tư cách là một quốc gia thương mại độc lập hậu Brexit.
Ngày 6/9, Thủ tướng Anh Boris Johnson đã đưa ra quan điểm cứng rắn trước vòng đàm phán thương mại hậu Brexit quan trọng với Liên minh châu Âu, theo đó, Anh có thể rời khỏi các cuộc đàm phán trong vòng vài tuần tới và nhấn mạnh rằng việc kết thúc giai đoạn chuyển tiếp mà không có thỏa thuận hậu Brexit sẽ là "kết quả tốt cho nước Anh". Khi các cuộc đàm phán đang bế tắc, Thủ tướng Johnson cho biết, một thỏa thuận sẽ chỉ có thể thực hiện được nếu các nhà đàm phán EU chuẩn bị "suy nghĩ lại về lập trường hiện tại của họ”.
Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) là một thỏa thuận thương mại giữa 11 quốc gia, được hình thành sau khi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) ban đầu đóng lại. CPTPP đang là một lựa chọn cho Vương quốc Anh thời hậu Brexit, nhưng câu chuyện gia nhập hiệp định này có thực sự dễ dàng với nước Anh hậu Brexit hay không?
Thông điệp của EU nói rõ rằng, chỉ có thể có một thỏa thuận “xương sống” vào cuối năm 2020. Các chuyên gia cho rằng điều đó được xem là phương án tốt và nên được Anh xem xét. Lợi ích từ việc theo đuổi một thỏa thuận thương mại sâu sắc và toàn diện, trái ngược với một thỏa thuận đơn giản là rất nhỏ.
Có phải các thị trường tài chính đang đánh giá thấp cơ hội của một thỏa thuận hậu Brexit vào phút cuối? Thời gian trôi nhanh để đạt được thỏa thuận thương mại có thể chấp nhận lẫn nhau giữa Anh và Liên minh châu Âu trước khi giai đoạn chuyển tiếp Brexit kết thúc vào cuối năm nay, và không ai có thể đổ lỗi cho việc nghĩ rằng tất cả sẽ kết thúc.
Ngày 29/6, cuộc đàm phán đối mặt đầu tiên về đàm phán thương mại hậu Brexit giữa Anh và EU đã được nối lại tại Brussels, với các nhà đàm phán đối mặt trực tiếp lần đầu tiên kể từ khi xảy ra dịch Covid-19 buộc các cuộc đàm phán phải tiến hành thông qua hình thức trực tuyến.
Bên ngoài châu Âu, quốc gia có lẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi quyết định rời khỏi EU của Anh là Nhật Bản. Các công ty Nhật Bản đã đầu tư vào Vương quốc Anh với lời hứa hẹn rằng đây sẽ là một cửa ngõ vào thị trường chung EU và Brexit bị xem là sự phản bội lại lòng tin đó.
Vương quốc Anh và Liên minh châu Âu (EU) đang đàm phán một thỏa thuận thương mại. Nếu không có gì được thỏa thuận trước ngày 1/1/2021, Vương quốc Anh sẽ rời khỏi thị trường chung mà không có thỏa thuận, trừ khi có một phần kéo dài giai đoạn chuyển đổi Brexit đang diễn ra với Anh.
Theo phân tích của các chuyên gia trên Thời báo Nhật Bản ngày 4/6, những hy vọng của nước Anh về một thỏa thuận thương mại nhanh chóng với Nhật Bản cuối cùng sẽ dựa trên thành công của cuộc đàm phán chính giữa London và Liên minh châu Âu về một thỏa thuận thương mại mới hậu Brexit.
Ngày 02/6, các nhà đàm phán của Liên minh châu Âu và Anh đã bắt đầu bước vào vòng đàm phán thứ tư về thương mại hậu Brexit. Theo đó, Vương quốc Anh dự kiến sẽ thể hiện sự sẵn sàng thỏa hiệp về các quy tắc thương mại và thủy sản nếu EU đồng ý giảm bớt các yêu cầu "tối đa hóa".
Covid-19 đã lây nhiễm cho các nhà đàm phán của Anh và Liên minh châu Âu (EU) nhưng không thể dập tắt đàm phán hậu Brexit. Ngày 15/4, Trưởng đoàn đàm phán Brexit của EU Michel Barnier và người đồng cấp Anh David Frost đã có cuộc thảo luận trực tuyến về các vòng đàm phán sắp tới.
Chưa đầy một năm sau khi ông Boris Johnson trở thành Thủ tướng Anh và dẫn dắt nước Anh rời khỏi Liên minh châu Âu vào ngày 31/01, thì kể từ ngày 5/4, ông Johnson bước vào cuộc chiến mới chống lại Covid-19 khi buộc phải thực hiện chăm sóc đặc biệt ở London, và Bộ trưởng Ngoại giao Anh Dominic Raab tạm thời tiếp quản nhiệm vụ của Thủ tướng. Đây là sự kiện gần như chưa từng có trong lịch sử chính trị Anh.
Thỏa thuận thương mại hậu Brexit sẽ đối mặt với những thách thức lớn hơn trước mắt khi Thủ tướng Anh Boris Johnson hiện đang được chăm sóc đặc biệt vì nhiễm Covid-19, trong khi các nhà đàm phán quan trọng khác cũng đã bị nhiễm bệnh hoặc đang tự cách ly.
Các vòng đàm phán theo kế hoạch về mối quan hệ tương lai của Vương quốc Anh với EU hiện đã bị hủy bỏ do đại dịch Covid-19 với chính phủ của Thủ tướng Boris Johnson vẫn đưa ra một văn bản pháp lý toàn diện để cả hai bên cùng làm việc.
Ngày 11/3, Bộ trưởng Văn phòng Nội các Anh Michael Gove cho biết, vòng đàm phán thương mại thứ hai hậu Brexit có khả năng bị hoãn lại do cuộc khủng hoảng của dịch Covid-19 đang diễn ra ở Anh và Châu Âu. Chính phủ Anh đã nhận được các tín hiệu cho thấy phía EU muốn hoãn các cuộc đàm phán - dự kiến bắt đầu tại London vào ngày 18/3.
Ngày 9/3, Bộ trưởng Văn phòng Nội các Anh Michael Gove xác nhận nước Anh sẽ tiết lộ dự thảo thỏa thuận thương mại đầy đủ hậu Brexit trước khi phiên đàm phán thứ hai với Liên minh Châu Âu sẽ nối lại vào ngày 18/3 tại London.
Chính phủ Anh đã dành khoảng 70% số tiền được phân bổ để trang trải chi phí cho kế hoạch Brexit. Theo đó, tiền chủ yếu được dùng để trang trải chi phí nhân viên, cơ sở hạ tầng mới và thuê chuyên gia bên ngoài. Theo Văn phòng Kiểm toán Quốc gia Anh (NAO) ngày 06/3, việc chuẩn bị cho Anh rời khỏi Liên minh châu Âu đã khiến người nộp thuế của Anh phải trả thêm 4,4 tỷ bảng Anh (tương đương 5,1 tỷ euro, 5,7 tỷ USD).
Ngày 27/2, Thủ tướng Anh Boris Johnson yêu cầu EU thực hiện một thỏa thuận thương mại tự do kiểu như thỏa thuận với Canada nhưng bất ngờ tuyên bố rằng sẽ xem xét từ bỏ các cuộc đàm phán vào tháng 6 và chuẩn bị cho một sự ra đi có trật tự sau giai đoạn chuyển tiếp. Điều đó có nghĩa là Anh sẽ chỉ đàm phán hiệp định thương mại tự do hậu Brexit đến tháng 6 bất kể có đạt được thỏa thuận hay không.
Các cuộc đàm phán hậu Brexit sẽ bắt đầu vào tháng 3 giữa London và Brussels để sắp xếp lại mối quan hệ tương lai giữa Vương quốc Anh và Liên minh châu Âu. Đây là một nhiệm vụ khó khăn bao gồm hàng chục lĩnh vực chính sách - từ thương mại hàng hóa và dịch vụ, đến đánh bắt và nuôi trồng thủy sản, môi trường, việc làm, chia sẻ dữ liệu, hợp tác an ninh, vận tải và nhiều hơn thế nữa.
Ngày 17/2, phát biểu trong chuyến thăm Brussels, trưởng đoàn đàm phán Brexit của Anh David Frost cho biết EU đã hoàn toàn sai lầm về quan điểm Brexit nếu nghĩ rằng EU sẽ giữ lại một số giám sát đối với các hành động của Anh.
Ngày 15/2, các nguồn tin của chính phủ Anh cho biết Thủ tướng Boris Johnson đã từ chối các yêu cầu của EU về thỏa thuận thương mại thời hậu Brexit sau khi các nhà đàm phán Brussels khẳng định sẽ giữ quyền kiểm soát các quy tắc thuế và trợ cấp nhà nước của Anh.
Tổng thống Mỹ Donald Trump đe dọa sẽ thổi bùng trật tự thương mại quốc tế đã thiết lập để có được những điều khoản công bằng hơn cho Mỹ. Nhưng sau ba năm tăng thuế và đàm phán thương mại đã mang lại một số lợi ích, vẫn chưa thể biết liệu cách tiếp cận khó khăn của chính quyền Tổng thống Trump có mang lại kết quả tốt hơn so với chiến thuật của những người tiền nhiệm hay không.
Nước Anh, dưới thời cả cựu Thủ tướng Theresa May và Thủ tướng đương nhiệm Boris Johnson, đã nhiều lần bày tỏ sự quan tâm đến việc có khả năng tham gia Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (TPP11 hoặc CPTPP) sau khi rời Liên minh châu Âu. Nhật Bản và một số thành viên CPTPP khác như Australia và New Zealand, được cho là ủng hộ sự kiện này. Tuy nhiên, việc xem xét sự tham gia của Anh trong CPTPP là khá phức tạp.