Covid-19 liệu có dập tắt đàm phán hậu Brexit hay không?

Covid-19 đã lây nhiễm cho các nhà đàm phán của Anh và Liên minh châu Âu (EU) nhưng không thể dập tắt đàm phán hậu Brexit. Ngày 15/4, Trưởng đoàn đàm phán Brexit của EU Michel Barnier và người đồng cấp Anh David Frost đã có cuộc thảo luận trực tuyến về các vòng đàm phán sắp tới.

Cả hai bên đều nhấn mạnh quá trình hậu Brexit vẫn đang tiếp tục mặc dù có Covid-19 và London cũng khẳng định giai đoạn chuyển tiếp sẽ kết thúc vào ngày 31 tháng 12, thời hạn cuối cùng cho một thỏa thuận. Nhưng vì đại dịch toàn cầu, một khung thời gian đàm phán vốn đã được coi là không thể thực hiện được đã trở nên gần như không thể.

Vòng đàm phán thứ hai và thứ ba về mối quan hệ tương lai giữa EU và Anh đã bị hoãn lại vì sự bùng phát của Covid-19. Cả hai trưởng đoàn đàm phán cũng tuyên bố vào tháng trước rằng họ đang bị các triệu chứng của Covid-19 - điều này càng làm trì hoãn lịch trình. Cho đến bây giờ, các nỗ lực để bắt đầu lại các cuộc đàm phán thông qua cuộc họp trực tuyến đã bị cản trở bởi các mối quan tâm an ninh.

Mặc dù vậy, kế hoạch sắp tới là tổ chức một vòng đàm phán ảo trong tuần 20/4, Vương quốc Anh đã đề xuất các cuộc đàm phán sẽ trở thành một quá trình mà không bị hạn chế bởi các ngày. Quan trọng nhất là thời gian đàm phán có giá trị đã bị mất trong vài tuần qua. Trong khi cả người phát ngôn của Chính phủ Anh và Ủy ban châu Âu đều nhấn mạnh rằng, các chuyên gia từ cả hai bên đã liên lạc để thảo luận về các văn bản đàm phán của nhau, công việc khó khăn để tìm kiếm một sự thỏa hiệp vẫn chưa bắt đầu. Các chuyên gia có thể xem xét văn bản của nhau để làm rõ, nhưng tất cả đều ở mức độ rất kỹ thuật. Tại một thời điểm nhất định, các lựa chọn chính trị phải được thực hiện.

covid 19 lieu co dap tat dam phan hau brexit hay khong

Sau vòng đàm phán đầu tiên vào đầu tháng 3, ông Barnier nhận định có "sự khác biệt rất nghiêm trọng" giữa hai bên - những điều chưa được giải quyết kể từ đó. Trong khi EU đã gửi một đề xuất dự thảo toàn diện về một thỏa thuận hậu Brexit tới London, Anh cho đến nay chỉ gửi một phần văn bản tới Brussels. Đàm phán ảo cũng có giới hạn nhất định. Vòng Brexit đầu tiên tại Brussels có sự tham gia của hơn 200 người. Các cuộc đàm phán được chia thành 11 cuộc họp riêng biệt dựa trên các chủ đề, trong đó các nhà đàm phán đã thảo luận một loạt các vấn đề cùng một lúc. Cả hai bên đang làm việc dựa trên các giải pháp tốt nhất có thể trong mọi hoàn cảnh nhưng việc thiếu các cuộc họp trực tiếp cũng gây ra hậu quả cho quá trình xử lý nội bộ của châu Âu.

Đó là lý do tại sao các nhà đàm phán dành nhiều thời gian và năng lượng cho việc tới các thủ đô EU để đảm bảo các bên cùng tham gia đề xuất trong đàm phán. Nhưng một bức thư bị rò rỉ từ đại sứ Đức tại EU, Michael Clauss, cho thấy các cuộc họp mà các nước EU được Ủy ban châu Âu thông báo về các cuộc đàm phán đã gặp khó khăn trong việc tổ chức một cách an toàn trên không gian mạng.

Trong Chính phủ Anh đã có những yêu cầu gia hạn thời gian chuyển đổi để tránh Brexit không có thỏa thuận vào cuối năm. Một số quan chức EU cho rằng, khi cả thế giới đang phải đối mặt với "suy thoái kinh tế sâu sắc nhất chưa từng có", như WTO đưa ra, có vẻ vô lý đối với Vương quốc Anh khi gây áp lực hơn nữa đối với nền kinh tế Anh thông qua Brexit không thỏa thuận. Và Covid-19 mang lại cho Chính phủ Anh sự đánh đổi dễ dàng cho sự thay đổi chính sách mở rộng của nước này. Thủ tướng Anh Boris Johnson, người đang hồi phục khỏi bệnh Covid-19 trước đó đã báo cáo trước Hạ viên Anh vào giữa tháng 3 rằng vấn đề thời hạn "đã được luật hóa", đề cập đến việc luật cấm chính phủ yêu cầu gia hạn.

Một số nhóm doanh nghiệp Anh đang hy vọng chính phủ yêu cầu gia hạn, hoặc ít nhất là tạm thời mở rộng các tập quán hải quan hiện tại để họ không phải đối mặt với các vấn đề kép của Covid-19 và chế độ hải quan mới sau Brexit. Một sự chậm trễ đến cuối quá trình chuyển đổi sẽ tạo ra các vấn đề của riêng nó. Vương quốc Anh cũng sẽ trở thành quốc gia thứ ba khi ngân sách dài hạn tiếp theo của EU có hiệu lực vào ngày 01/01/2021, ngay cả khi gia hạn được đồng ý, có nghĩa là họ sẽ phải đàm phán các điều khoản thanh toán và truy cập vào các chương trình riêng lẻ của EU. Hai bên dự kiến ​​sẽ tổ chức một hội nghị cấp cao vào tháng 6 để nắm bắt tiến độ trong các cuộc đàm phán. Họ sẽ phải quyết định có nên gia hạn chuyển đổi trước ngày 1 tháng 7 hay không.

Vấn đề chưa được chính thức nêu ra tại cuộc họp đầu tiên của ủy ban hỗn hợp, chịu trách nhiệm thực thi Thỏa thuận Brexit, hoặc trong bất kỳ cuộc thảo luận nào khác cho đến nay. Các quan chức EU cho rằng, việc gia hạn chỉ là không được thảo luận ngay bây giờ nhưng mọi người đều biết một khi có thể sống sót qua cơn bão này, các nhà lãnh đạo chính trị ở cả hai bên phải tự hỏi: có thể xử lý một yếu tố không chắc chắn khác hay gia hạn là cách tốt nhất?

Việt Dũng
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bình luận