Tại Lễ công bố sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia năm 2024 vừa qua, SECOIN vinh dự là 1 trong 190 doanh nghiệp đã được vinh danh.
Sử dụng xúc tác FCC thải của Nhà máy Lọc dầu Dung Quất, hay chất thải tro và xỉ từ các nhà máy nhiệt điện… đang được coi là nguồn nguyên liệu dồi dào cho việc sản xuất gạch không nung, vừa góp phần giải quyết bài toán môi trường, vừa mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người sử dụng.
Công nghệ sản xuất gạch không nung (GKN) đang được nhiều nước phát triển trên thế giới áp dụng nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Tại Việt Nam, nhiều doanh nghiệp (DN) đã mạnh dạn đầu tư dây chuyền công nghệ sản xuất GKN, đón đầu xu hướng phát triển loại vật liệu "xanh" này.
Trong tương lai, thị trường tiêu thụ sản phẩm vật liệu xây không nung (VLXKN), hay gạch không nung (GKN) sẽ phát triển vì sản phẩm này có nhiều ưu điểm, lợi thế về môi trường, giá thành, chất lượng công trình… Dự kiến đến năm 2020 thị phần VLXKN sẽ đạt khoảng 29-30% trong tổng số vật liệu xây...
Xử lý chất thải tro, xỉ từ các nhà máy nhiệt điện làm nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng mở ra hướng đi mới, bởi đây chính là nguồn nguyên liệu dồi dào cho việc sản xuất gạch không nung, vừa góp phần giải quyết bài toán môi trường, vừa mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người sử dụng.
Vật liệu xây không nung đã được sử dụng tại nhiều công trình xây dựng và thị phần vật liệu xây không nung đã tăng lên đáng kể. Cộng đồng xã hội đã có những quan tâm, thay đổi nhận thức về sản xuất và sử dụng các loại vật liệu xây không nung.
“Chính phủ cần có hành động để tạo ra các khung chính sách cho phép hình thành thị trường để các doanh nghiệp có thể sản xuất các loại vật liệu bền vững cho ngành xây dựng” - bà Caitlin Wiesen, Trưởng đại diện thường trú của UNDP tại Việt Nam nhấn mạnh tại Hội thảo quốc tế về ngành vật liệu xây dựng với chủ đề “Khoa học và công nghệ vật liệu xây dựng vì sự phát triển bền vững” vừa diễn ra tại Hà Nội.
Thời gian qua, bằng nguồn hỗ trợ từ các đề án khuyến công, nhiều cơ sở sản xuất, hộ gia đình ở khu vực miền núi tỉnh Đắk Lắk đã có những bước đột phá trong phát triển kinh tế.
Ngày 20/8, tại Hà Nội, với sự hỗ trợ của Bộ Xây dựng, Bộ Khoa học và Công nghệ, và Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP), Hội Vật liệu xây dựng Việt Nam phối hợp với Ban quản lý dự án “Tăng cường sản xuất và sử dụng gạch không nung ở Việt Nam” tổ chức Hội thảo khởi động chuẩn bị cho Diễn đàn doanh nghiệp vật liệu xây dựng (BMF2019).
Phóng viên Báo Công Thương đã có cuộc trao đổi với Tiến sĩ Thái Duy Sâm - Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Vật liệu xây dựng Việt Nam - xung quanh tiềm năng phát triển gạch không nung (GKN) trong ngành vật liệu xây dựng Việt Nam.
Gạch không nung hiện đang là xu hướng tất yếu bởi mang lại hiệu quả kinh tế, xã hội cao. Để tìm chỗ đứng cho loại vật liệu này, nhiều chính sách đã được ban hành, đặc biệt là việc triển khai dự án “Tăng cường sản xuất và sử dụng gạch không nung ở Việt Nam”.
Thực hiện đề án khuyến công quốc gia, vừa qua, tỉnh Điện Biên đã hỗ trợ Công ty TNHH Hoàng Ánh thực hiện Đề án “Hỗ trợ ứng dụng máy móc thiết bị sản xuất gạch không nung”. Đề án đã đạt hiệu quả kinh tế - xã hội như mong muốn khi giúp doanh nghiệp ổn định sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm và tạo nhiều việc làm cho lao động.