Những con số xuất nhập khẩu trong quý I/2022 đem lại những tín hiệu tích cực không chỉ cho doanh nghiệp mà cho cả nền kinh tế. Tuy nhiên, tình hình thế giới có nhiều biến động, giá cả nhiều loại nguyên nhiên vật liệu tăng cao… được nhận định sẽ ảnh hưởng tới hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam trong thời gian tới.
Những tháng đầu năm 2022, ngành hàng cá tra đã có bước hồi phục mạnh mẽ. Với những dự báo thuận lợi của thị trường đang đòi hỏi ngành hàng này cần thích ứng nhanh chóng, khẩn trương tháo gỡ những “nút thắt” còn vướng mắc để tận dụng tối đa các cơ hội, đặc biệt là lợi thế từ các Hiệp định thương mại tự do (FTAs).
Khảo sát cho thấy có tới 95% doanh nghiệp có hoạt động liên quan đến xuất nhập khẩu miền Trung không biết hoặc chỉ biết sơ bộ về tạo thuận lợi thương mại. Các chuyên gia cho rằng, việc nắm rõ về tạo thuận lợi thương mại nói chung và biết khai thác hiệp định TFA nói riêng sẽ mang lại lợi ích lớn cho chính doanh nghiệp.
Bất chấp đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, hoạt động xuất khẩu hàng rau quả của Việt Nam vẫn diễn ra khá sôi động trong 3 tháng đầu năm 2021 với kim ngạch xuất khẩu ước đạt 944 triệu USD, tăng 6,1% so với cùng kỳ năm trước. Nâng cao chất lượng đáp ứng thị trường nhập khẩu tiếp tục là vấn đề được đặt ra để đạt được mục tiêu xuất khẩu 10 tỷ USD vào năm 2030.
Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới (FTAs) bên cạnh những cơ hội thì sức ép cạnh tranh là vấn đề mà các doanh nghiệp Việt Nam phải đối mặt. Phát huy tối đa sự chủ động để tận dụng các cơ hội từ FTAs là vấn đề được Bộ Công Thương khuyến nghị.
Việt Nam đã tham gia một số Hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới như Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và FTA Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA), mở ra một giai đoạn hợp tác mới đầy triển vọng, kỳ vọng mang lại lợi ích thiết thực cho người dân, doanh nghiệp và tạo ra sức bật lớn cho ngành nông nghiệp Việt Nam.
Với việc Việt Nam hội nhập sâu rộng, nhất là các thị trường có Hiệp định thương mại tự do (FTA), nông nghiệp đã vươn lên với sự thay đổi vượt bậc trong năng lực sản xuất của doanh nghiệp và nông dân, từng bước tạo tiền đề quan trọng trong liên kết chuỗi, hướng đến phát triển bền vững.
Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào các tỉnh Đông Nam bộ có nhiều khởi sắc ngay từ đầu năm, nhất là ở những lĩnh vực được nhìn nhận có nhiều lợi thế khi nước ta đã và đang tham gia nhiều Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới (FTAs).
Nhằm đánh giá sâu sắc hơn, nhận biết rõ ràng hơn những tác động tích cực cũng như những rủi ro, thách thức đến từ các Hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới, ngày 26/6 tới đây, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Bộ Công Thương, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tổ chức Hội nghị “Cơ hội và thách thức đối với nông nghiệp Việt Nam khi tham gia các Hiệp định thương mại tự do”.