Đến nay Nhiệm vụ thuộc Chương trình 712 đã đào tạo được 20 học viên trình độ Lean Six Sigma đai đen, 110 học viên trình độ đai xanh, 226 học viên trình độ đai vàng chủ yếu là cho các ngành sản xuất công nghiệp như: Dệt may, da giày, điện tử và cơ khí… Trong suốt quá trình đào tạo, học viên đã được các chuyên gia giàu kinh nghiệm truyền đạt những kiến thức cơ bản về Lean Six Sigma, các phương pháp và công cụ triển khai Lean Six Sigma để triển khai các dự án cải tiến sau này, song song với học lý thuyết trên lớp, học viên đã được đi thực tế tại doanh nghiệp để có thể tích lũy thêm kinh nghiệm, giúp ích cho việc ứng dụng cải tiến tại khu vực mình quản lý.
![]() |
Công tác đào tạo đội ngũ quản lý là một trong những nội dung trọng tâm của Chương trình 712 |
Theo Bà Vũ Hồng Dân - Trưởng phòng Tư vấn cải tiến năng suất - Viện Năng suất Việt Nam - hiện nay, nhiều công ty và doanh nghiệp đã biết đến việc sử dụng các phương pháp nâng cao NSCL. Tiêu biểu trong số đó là Lean Six Sigma - một công cụ cải tiến đột phá quá trình sản xuất, kinh doanh.
Không chỉ tập trung đào tạo đội ngũ cán bộ làm năng suất, Chương trình 712 cũng đẩy mạnh đào tạo kiến thức về NSCL cho người lao động tại các doanh nghiệp và địa phương.
Theo đó, giai đoạn 2016-2018, Bộ Khoa học và Công nghệ đã tổ chức các khóa đào tạo tập trung, đào tạo qua mạng về các hệ thống quản lý, mô hình, công cụ cải tiến NSCL (ISO 22000, ISO 23001, LSS, Lean, TPM, KPIs…) cho khoảng hơn 3.000 học viên đến từ các tổ chức doanh nghiệp. Ngoài ra, hơn 5.000 đại biểu đến từ các tổ chức, doanh nghiệp cũng được hướng dẫn áp dụng các giải pháp cải tiến NSCL thông qua các chương trình hội thảo; 500 doanh nghiệp được đào tạo kiến thức về NSCL cùng với 600 doanh nghiệp đã được tư vấn và triển khai áp dụng một hoặc một số hệ thống công cụ như: 3834, Lean, TPM, ISO383, ISO 22000...
Thông qua Chương trình 712, Bộ Công Thương cũng đã có 53 khóa đạo tạo tập trung cùng với 245 khóa tập huấn tại doanh nghiệp đã được triển khai; tỉnh Cần thơ cũng đã tổ chức đào tạo về Kaizen, TQM, JIT, GHK… cho 413 lượt học viên; ở An Giang con số là 75 người, Đăk Lăk là 38 học viên đến từ doanh nghiệp…
Tuy nhiên, do nguồn kinh phí còn hạn chế, nên công tác đào tạo, phổ biến kiến thức về NSCL tại các địa phương thường được lồng ghép vào các nhiệm vụ, chương trình khoa học - công nghệ khác. Đây cũng là khó khăn trong việc đẩy mạnh phong trào NSCL tại các doanh nghiệp ở địa phương cũng như trong việc triển khai các mô hình điểm.
Với mục tiêu 2016-2020 có 60.000 doanh nghiệp được hướng dẫn ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật và đổi mới công nghệ cùng 100% doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm, hàng hóa chủ lực xây dựng và thực hiện các dự án nâng cao NSCL mà Chương trình 712 đề ra, trong thời gian tới công tác đào tạo nguồn nhân lực cần phải được quan tâm và chú trọng hơn nữa. |