Lực lượng chủ đạo trong bán lẻ
Theo Viện Nghiên cứu chiến lược chính sách Công Thương (Bộ Công Thương), HKDCT là hình thức kinh doanh có từ lâu đời ở Việt Nam, phổ biến ở mọi khu vực, vùng miền. Sự đơn giản và gọn nhẹ của hình thức kinh doanh này khiến HKDCT có tính nhạy bén, thích nghi cao với những thay đổi của nền kinh tế. Dù trong bối cảnh suy thoái hay tăng trưởng, số lượng HKDCT vẫn tăng và tăng nhanh hơn so với khu vực doanh nghiệp chñnh thûác.
Đặc điểm “kinh doanh vì lợi ích cá nhân” khiến HKDCT nỗ lực duy trì hoạt động kinh doanh bằng nhiều phương thức. Đây là lợi thế và cũng là điểm mạnh của HKDCT nhằm thích nghi với những thay đổi của cuộc Cách mạng công nghiệp (CMCN) 4.0. Nếu nhận thấy lợi ích từ tác động của CMCN 4.0 lớn hơn chi phí đầu tư và chi phí bỏ ra, họ sẽ nhanh chóng tìm cách thay đổi hoạt động kinh doanh để thích nghi và tận dụng.
Ngoaâi ra, mêåt àöå HKDCT taåi caác khu vực đô thị lớn hơn nhiều so với khu vực nông thôn. Những tiến bộ khoa học - công nghệ luôn bắt đầu và lan tỏa từ khu vực đô thị lớn trước. Do vậy, phần lớn HKDCT đều có điều kiện để nhanh chóng tiếp xúc với các công nghệ mới. Mặt khác, HKDCT phân bố xen kẽ, dày đặc trong cộng đồng dân cư, có thể nhanh chóng nắm bắt các thay đổi trong nhu cầu và thói quen tiêu dùng của người dân, tạo ra những sản phẩm, dịch vụ phù hợp. Kể cả ở khu vực thị trường chậm phát triển, HKDCT vẫn là một trong những lực lượng chủ đạo của mạng lưới phân phối bán lẻ, đáp ứng nhu cầu đời sống sản xuất xã hội, đặc biệt là khu vực nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa.
![]() |
Hộ kinh doanh cá thể là lực lượng chủ đạo trong hoạt động bán lẻ |
Thay đổi tư duy kinh doanh
Tuy nhiên, quy mô nhỏ, nguồn vốn thấp, chậm chuyển đổi số cũng là nguyên nhân khiến các HKDCT gặp nhiều khó khăn trong bối cảnh cuộc CMCN 4.0 phát triển mạnh ở Việt Nam. Tính nhỏ lẻ, manh mún của quy mô cũng khiến HKDCT gặp trở ngại trong sản xuất, kinh doanh, cải thiện điều kiện làm việc, đảm bảo thu nhập cho người lao động và tính ổn định trong hoạt động kinh doanh. Chưa kể, chính sách của nhà nước dành cho khu vực này còn hạn chế.
Vúi đặc trưng là khu vực doanh nghiệp chiếm số lượng lớn, cần có những điều kiện để tạo ra thay đổi quan trọng trong phát triển HKDCT ở Việt Nam. Cụ thể, theo Viện Nghiên cứu chiến lược chính sách Công Thương, nhà nước cần thực hiện các nghiên cứu cần thiết để định vị vai trò, mức độ sẵn sàng của HKDCT trong bối cảnh phát triển chung từ tác động của CMCN 4.0. Từ đó, xác định khả năng phát triển của HKDCT trong CMCN 4.0 và các chi phí cần thiết để phát triển HKDCT trong quan hệ so sánh với các chủ thể khác của nền kinh tế. Bên cạnh đó, hình thành trung tâm tư vấn, cung cấp thông tin cho HKDCT về định hướng phát triển phù hợp với mô hình kinh doanh của HKDCT trong bối cảnh cuộc CMCN 4.0. Xây dựng, hoàn thiện cơ chế, chính sách liên quan đến bảo vệ quyền lợi các chủ thể của nền kinh tế trong bối cảnh số hóa nền kinh tế và sản xuất, trong đó, trọng tâm là các quy định về an ninh mạng và bảo vệ sở hữu trí tuệ. Ngoài ra, xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về HKDCT, số hóa quá trình quản lý.
Đặc biệt, để tăng năng lực cạnh tranh cho HKDCT, nhà nước cần có chính sách khuyến khích liên kết các HKDCT, như: Hộ kinh doanh bán lẻ với hộ kinh doanh dịch vụ vận tải giao hàng, đảm bảo tính nhanh chóng, kịp thời; hộ kinh doanh bán lẻ với hộ sản xuất để tạo nguồn hàng ổn định về chất lượng và số lượng; hộ sản xuất và hộ kinh doanh bán lẻ, tiêu thụ sản phẩm đầu ra…
CMCN 4.0 đặt ra những yêu cầu mới về kỹ năng của người lao động, trong đó có lao động trong các HKDCT. Do đó, HKDCT cần có những giải pháp cụ thể nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển bền vững, đóng góp nhiều hơn cho phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Đồng thời, thay đổi tư duy kinh doanh từ ngắn hạn sang dài hạn, manh mún, nhỏ lẻ sang phát triển dài hạn, bền vững; đầu tư công nghệ hiện đại, công nghệ thông tin trong sản xuất, kinh doanh, đưa ra các quyết định kịp thời, nâng cao hiệu quả kinh doanh…
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, cả nước có hơn 5,6 triệu HKDCT, gấp 8 lần số lượng doanh nghiệp. Mức độ tăng trưởng, tỷ trọng đóng góp trong GDP và tính ổn định trong phát triển của kinh tế cá thể cho thấy vai trò trọng yếu, tính thích nghi cao và sức sống bền bỉ của thành phần kinh tế này, ngay cả trong bối cảnh hội nhập với sự thâm nhập như vũ bão của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. |