Thương hiệu xe điện VinFast vừa xác nhận sẽ sớm ra mắt dòng xe mới được thiết kế để phục vụ nhóm khách hàng kinh doanh dịch vụ, ví dụ như xe taxi, xe công nghệ.
Từ 16/9, Gojek - ông lớn trong thị trường xe ôm công nghệ xin rút lui khỏi thị trường Việt Nam sau 6 năm ra mắt, vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến thất bại này?
Tại Việt Nam, ngày càng nhiều phụ nữ tham gia vào nền tảng gọi xe công nghệ nhằm tiếp cận các cơ hội gia tăng thu nhập.
Nhiều hãng taxi truyền thống đầu tư lớn để giành lại thị phần vốn bị thu hẹp trước sự phát triển mạnh mẽ của các ứng dụng gọi xe công nghệ
Tập đoàn Kakao của Hàn Quốc đã ký biên bản ghi nhớ hợp tác với Tập đoàn Phenikaa, xây dựng hệ sinh thái giao thông thông minh.
Các hãng xe công nghệ cho biết, sẽ khoá tài khoản vĩnh viễn đối với các đối tác tài xế thường xuyên vượt đèn đỏ, đi ngược chiều, lạng lách...
Khi nghe các đối tác tài xế chia sẻ cau chuyện từ gia đình họ mới thấu hiểu những cố gắng của các anh ở cả hai vai trò: làm bố siêu anh hùng và tài xế 5 sao.
Bộ Tài chính sẽ tổng hợp, trình cấp có thẩm quyền xem xét quyết định hình thức quản lý giá đối với khoản thu của các hãng xe công nghệ.
Tất cả xe công nghệ sẽ không được đón khách từ tầng 3,4,5 và sân thượng trong Nhà để xe TCP, sân bay Tân Sơn Nhất từ ngày 28/7/2022.
Gojek đã công bố chính thức mở rộng dịch vụ gọi xe ô tô công nghệ GoCar đến với đông đảo người dùng tại TP. Hồ Chí Minh, bắt đầu với dòng sản phẩm GoCar Protect.
Ngay khi dịch Covid-19 tại Việt Nam cơ bản được khống chế, cuộc sống sinh hoạt, lao động của người dân khôi phục trở lại, các hãng xe công nghệ nhanh chóng triển khai nhiều chương trình khuyến mãi, tăng tiện ích để kích cầu. Thời gian qua, tác động của dịch Covid-19 đã khiến các hãng xe “điêu đứng”, vì vậy từ sau khi kết thúc thời gian giãn cách xã hội, các đơn vị bước vào cuộc đua hút khách.
Mô hình công nghệ kết nối vận tải Grab đã mang lại nhiều lợi ích cho cộng đồng doanh nghiệp cùng lĩnh vực và lĩnh vực khác. Đáng nói, Grab đã góp thúc đẩy phát triển nền kinh tế số ở Việt Nam với những giá trị gia tăng đang ghi nhận.
Các chuyên gia và Hợp tác xã cho rằng việc gắn mào xe công nghệ gây phiền hà cho cả người tiêu dùng và đối tác tài xế. Đặc biệt kìm hãm sự phát triển kinh tế trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghệ 4.0.
Với dự thảo lần thứ 8 của Nghị định 86, các xe công nghệ được quy định phải dán biển niêm yết và gắn mào trên nóc xe. Quy định này được dự đoán sẽ làm mất đi lợi ích và gia tăng chi phí, gây thiệt hại cho cả đối tác tài xế xe công nghệ lẫn người tiêu dùng.
Trong bối cảnh nền kinh tế chia sẻ là tất yếu và sẽ phát triển mạnh mẽ dưới tác động của Cách mạng Công nghiệp 4.0, cùng với việc định danh rõ mô hình kinh doanh mới như xe công nghệ, nhà nước cần tạo lập hành lang pháp lý rõ ràng, chặt chẽ để cả doanh nghiệp truyền thống lẫn doanh nghiệp công nghệ cạnh tranh bình đẳng, cùng phát triển.
Trong khi Việt Nam vẫn còn đang tranh luận việc có coi ứng dụng gọi xe công nghệ là dịch vụ vận tải hay không thì tại nhiều quốc gia khác đã nhìn nhận ứng dụng gọi xe thông minh không là dịch vụ vận tải.
Trong Công văn số 2510 /2018/CV-GrabVN của Công ty TNHH Grab (Grab) gửi Thủ tướng Chính phủ ngày 25/10, Grab bày tỏ sự quan ngại về "Dự thảo nghị định thay thế Nghị định số 86/2014/NĐCP" có nhiều điểm chưa phù hợp.
Ngày 22/10/2018, ứng dụng gọi xe thuần Việt FastGo Việt Nam chính thức có mặt tại Đồng Nai và Bình Dương, phục vụ khách hàng di chuyển thuận tiện trong thành phố và đặc biệt khách hàng đi và đến TP. Hồ Chí Minh.
Nếu Dự thảo Nghị định thay thế Nghị định 86/2014/NĐ-CP vừa được Bộ Giao thông vận tải (GTVT) trình Chính phủ về quy định loại hình xe ứng dụng công nghệ được thông qua, hàng loạt doanh nghiệp công nghệ như Grab, Fastgo hay Go-Viet (có kế hoạch ra mắt dịch vụ GoCar) và lái xe có thể nói sẽ “hết đất sống” (!?).