Mới đây, Ban Quản lý dự án các công trình điện miền Nam đã hoàn thành dự án nâng công suất Trạm biến áp 500kV Đắk Nông.
UBND tỉnh Tây Ninh vừa phê duyệt chủ trương đầu tư và nhà đầu tư 2 dự án truyền tải điện, đảm bảo cung cấp điện cho địa phương và vùng lân cận.
Để đảm bảo an ninh năng lượng, việc gỡ “nút thắt” lưới điện truyền tải đang là nhiệm vụ cấp thiết. Trong đó, thúc đẩy xã hội hóa lưới điện truyền tải nhằm huy động nguồn vốn đầu tư cho phát triển lưới điện có vai trò quan trọng, đảm bảo vận hành an toàn hệ thống điện trong những năm tới.
Trong những năm vừa qua, lưới điện truyền tải đã được tập trung đầu tư, nâng cấp, năng lực vận hành của lưới điện được cải thiện nhiều. Tuy nhiên, do tốc độ tăng trưởng phụ tải tăng cao, tình trạng chậm tiến độ của một số công trình 500-220 kV dẫn tới hệ thống điện truyền tải hiện còn gặp nhiều khó khăn, thách thức.
Để hệ thống điện vận hành an toàn, liên tục và ổn định, đặc biệt trong bối cảnh dịch Covid-19, các đơn vị truyền tải điện (TTĐ) đã tiến hành cô lập toàn thể lực lượng vận hành tại các trạm biến áp theo đúng chỉ đạo của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và Tổng công ty Truyền tải điện quốc gia (EVNNPT).
Sau 40 năm hình thành và phát triển, Công ty Truyền tải điện 1 (PTC1) đã trở thành đơn vị dẫn đầu của Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT). Việc làm chủ công nghệ đã giúp công ty hoàn thành sớm, đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng nhiều công trình truyền tải trọng điểm quốc gia.
Là đơn vị chịu trách nhiệm truyền tải điện cao áp cho toàn bộ khu vực miền Bắc, Công ty Truyền tải điện 1 (PTC1) đã và đang triển khai các kịch bản ứng phó với đợt dịch Covid-19 vừa mới xuất hiện trở lại. Để rõ hơn về kế hoạch này, phóng viên đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Phúc An – Giám đốc PTC1.
Ngày 22/1, tại Đồng Nai, Đoàn công tác của Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) đã đến thăm hỏi, động viên, chúc Tết sớm, đồng thời kiểm tra việc đảm bảo cung cấp điện của Truyền tải điện Miền Đông 1 (thuộc Công ty Truyền tải điện 4) trong dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu năm 2021.
Năm 2020, dù khó khăn do dịch bệnh, thiên tai song với nỗ lực của mình, Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) đã hoàn thành tốt mục tiêu kép vừa phòng chống dịch vừa vận hành hệ thống điện truyền tải an toàn, liên tục, ổn định, góp phần cùng Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đảm bảo cung cấp đủ điện cho phát triển kinh tế xã hội của đất nước và đời sống của nhân dân.
Năm 2020, mặc dù chịu ảnh hưởng bởi thiên tai, dịch bệnh nhưng toàn thể cán bộ, công nhân viên (CBCNV) Công ty Truyền tải điện 4 (PTC4) đã nỗ lực hoàn thành các chỉ tiêu Tổng công ty Truyền tải điện quốc gia giao.
Cơn bão số 6 cùng mưa lớn đã khiến nhiều tỉnh, thành phố miền Trung - Tây Nguyên bị mất điện. Ngành điện đã tập trung nhân lực giải quyết các sự cố, đảm bảo cấp điện cho người dân trong thời gian sớm nhất.
Lãnh đạo Công ty Truyền tải Điện 2 (PTC2) đã chỉ đạo các đơn vị khẩn trương triển khai kiểm tra tuyến, đặc biệt chú trọng những vị trí cột bị nước ngập sâu nhằm phát hiện nguy cơ xảy ra để có biện pháp xử lý kịp thời, đảm bảo vận hành an toàn lưới truyền tải điện.
Nhằm giải quyết các vướng mắc còn tồn tại trong công tác bồi thường giải phóng mặt bằng (BTGPMB) các dự án truyền tải điện trên địa bàn tỉnh Long An, ngày 01/10/2020 vừa qua, Đoàn công tác của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) do ông Nguyễn Tài Anh - Phó Tổng Giám đốc EVN đẫn đầu đã có buổi làm việc với ông Trần Văn Cần - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Long An.
Nhằm ứng dụng công nghệ vào quản lý vận hành, tăng năng suất lao động, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, mới đây, Công ty Truyền tải điện 3 (PTC 3) đã đưa vào sử dụng thiết bị bay không người lái (UAV) để kiểm tra, quản lý vận hành trên các tuyến đường dây 220kV, 500kV do Công ty quản lý.
Mặc dù đã chủ động đưa ra nhiều giải pháp nhằm đẩy nhanh tiến độ các dự án truyền tải điện song đến nay, vẫn còn không ít công trình gặp khó khăn, vướng mắc liên quan đến cơ chế, chính sách bồi thường, giải phóng mặt bằng (BTGPMB).
Năm 2020, thời tiết tiếp tục có những diễn biến bất thường, nhất là trong mùa nắng nóng, nhu cầu sử dụng điện tăng cao gây khó khăn cho lưới điện truyền tải nói riêng và hệ thống điện nói chung. Tuy nhiên với nỗ lực của mình, Tổng Công ty truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) đã đưa ra nhiều giải pháp để vận hành lưới điện an toàn. Báo Công Thương đã có cuộc trao đổi với ông Lưu Việt Tiến - Phó tổng giám đốc EVNNPT để rõ hơn về vấn đề này.
Ngày 15/05, tại Ninh Thuận, Trungnam Group tổ chức lễ phát động chiến dịch thi đua 102 ngày đêm dự án Nhà máy điện mặt trời Trung Nam – Thuận Nam 450MW kết hợp trạm biến áp 220/500kV và đường dây 500kV, 220kV tại xã Phước Minh, huyện Thuận Nam. Đây là một dự án cấp thiết chiến lược phục vụ phát triển hệ thống truyền tải điện của tỉnh nhà Ninh Thuận nói riêng, khu vực Duyên hải miền Trung nói chung và xa hơn là toàn bộ hạ tầng truyền tải điện Quốc gia.
Trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, công tác đảm bảo an toàn sức khỏe của người lao động (NLĐ) được Truyền tải điện Tây Bắc coi trọng với quyết tâm không để cán bộ, công nhân viên chức (CBCNV) nhiễm bệnh, đảm bảo nhân lực phục vụ quản lý vận hành.
Sáng 20/02/2020, trong chuyến công tác, làm việc với tỉnh Gia Lai về tình hình phát triển công nghiệp - thương mại, tình hình triển khai các dự án năng lượng tái tạo, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh đã trực tiếp thị sát một số dự án năng lượng tái tạo, truyền tải điện trên địa bàn.
Nhằm hoàn thành vượt mức kế hoạch được giao, ngay sau khi kết thúc kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, Ban quản lý các Dự án điện miền Trung (CPMB) đã triển khai đồng loạt giải pháp đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng công trình truyền tải điện.
Nhằm bảo đảm truyền tải điện an toàn, ổn định cho khu vực miền Trung – Tây Nguyên, cũng như hỗ trợ khu vực phía Nam, năm 2020, Công ty Truyền tải điện 3 (PTC3) đã đưa ra nhiều giải pháp đồng bộ để hoàn thành nhiệm vụ kế hoạch đề ra.
Là doanh nghiệp nhà nước, thực hiện nhiệm vụ chuyên môn chính là đầu tư xây dựng, quản lý vận hành hệ thống đường dây truyền tải 220 - 500kV của cả nước, Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) luôn coi trọng và làm tốt công tác dân vận cả trong nội bộ lẫn bên ngoài.
Mới đây, UBND tỉnh Lâm Đồng phối hợp với Công ty Truyền tải điện 3 (PTC3) tổ chức Hội nghị triển khai Quyết định của UBND tỉnh về việc phê duyệt Đề án Đảm bảo an ninh, trật tự hệ thống truyền tải điện 500 kV trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
Trong những tháng còn lại của năm 2019, mặc dù còn nhiều khó khăn, nhưng Tổng công ty Truyền tải điện quốc gia (EVNNPT) nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) giao.
Hiện công suất điện mặt trời trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh còn rất thấp so với tiềm năng và công suất hệ thống, do đó việc phát triển điện mặt trời mái nhà thời gian tới sẽ không ảnh hưởng đến hệ thống truyền tải.
Với mục tiêu trở thành một trong bốn tổ chức truyền tải hàng đầu khu vực, Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) đã thực hiện nhiều giải pháp, trong đó, có việc đào tạo, nâng cao năng lực quản trị, quản lý, vận hành hệ thống điện truyền tải.
Lịch sử ngành truyền tải Việt Nam đã hình thành từ hơn 40 năm trước nhưng phải sau khi Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) được thành lập, sự đổi thay của hệ thống điện truyền tải mới rõ nét với nhiều dấu ấn. EVNNPT đang phấn đấu trở thành 1 trong 4 tổ chức truyền tải hàng đầu khu vực vào năm 2020.
Trải qua 25 năm vận hành, đường dây (ĐZ) 500kV Bắc - Nam mạch 1 đã và đang phát huy vai trò quan trọng trong việc bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa cho biết, từ ngày 24/8 đến 06/9/2018, hệ thống khí PM3 sẽ ngừng cấp khí để sửa chữa, bảo dưỡng theo kế hoạch của Tổng Công ty Khí Việt Nam (PVGas).