Những ngày này, người dân huyện Thanh Hà (Hải Dương) đang tất bật thu hoạch vải sớm. Năm 2024, huyện có 48 vùng trồng vải với 167 mã số đủ điều kiện xuất khẩu.
Việt Nam là thị trường cung cấp nhóm sản phẩm trái me tươi, táo, mít, vải, mận, chanh dây, khế lớn thứ 5 cho EU trong quý I/2021, đạt 1,49 nghìn tấn, trị giá 9 triệu Eur, giảm 9,6% về lượng, tăng 12,7% về so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, chanh leo và vải thiều là những sản phẩm được ưa chuộng tại thị trường này.
Tỉnh Hải Dương vừa tổ chức xuất khẩu lô vải đầu tiên trong năm 2020, đạt chuẩn quốc tế sang thị trường các nước Singapore, Hoa Kỳ, Australia... Với việc chuẩn bị các điều kiện tốt nhất để xuất khẩu sang các nước, vụ sản xuất vải quả ở Hải Dương năm nay hứa hẹn một vụ mùa thắng lợi.
Năm 2020, diện tích trồng vải của tỉnh Hải Dương đạt 9.750ha, với sản lượng vải quả khoảng 45.000 tấn, cao hơn 20.000 tấn so niên vụ vải năm 2019. Để việc tiêu thụ vải thiều của tỉnh đạt hiệu quả cao nhất, ngoài việc nâng cao sản lượng xuất khẩu vào các thị trường đã có, tỉnh cũng đặc biệt coi trọng thị trường nội địa.
Những ngày này, người trồng vải ở xã Hồng Giang (Lục Ngạn, Bắc Giang) như tất bật hơn các mùa vải trước. Vượt lên trên những vất vả ấy là niềm vui chưa từng có vì họ đang chuẩn bị cho lô hàng vải thiều đầu tiên của tỉnh xuất sang Mỹ.
Chỉ còn gần một tháng nữa Bắc Giang sẽ bước vào vụ thu hoạch vải thiều. Rút kinh nghiệm từ bài học của dưa hấu, hành tím..., vụ vải năm 2015, Bắc Giang đã chuẩn bị rất sớm, chủ động kết nối tiêu thụ vải tại thị trường nội địa, xúc tiến xuất khẩu vải giá cao vào các thị trường khó tính.
Trái vải Việt Nam vừa chính thức được cho phép nhập khẩu (NK) vào Australia. Phóng viên Báo Công Thương đã trao đổi với bà Nguyễn Hoàng Thúy – Đại diện Thương mại – Thương vụ Việt Nam tại Australia - xung quanh tín hiệu vui này.