Tới đây, Tuyên Quang có 7 sản phẩm nông sản sẽ được xuất khẩu sang thị trường châu Âu. Đây là kết quả đáng mừng cho thương hiệu nông sản của địa phương này.
Để nâng cao chất lượng chè, tỉnh Tuyên Quang đã nỗ lực thực hiện nhiều giải pháp, nhân rộng diện tích chè sản xuất theo tiêu chuẩn an toàn, nâng sức cạnh tranh.
Do ảnh hưởng của thời tiết, vùng trồng vải Thanh Hà (tỉnh Hải Dương) dự báo sẽ mất mùa khi cây vải ra hoa, đậu quả thấp, sản lượng ước giảm 40-50%.
Anh Châu Thanh Triều với tóc dài, thân hình lực lưỡng, luôn nở nụ cười trên môi khi trò chuyện kể lại quá trình trồng thanh nhãn để bán xuất khẩu sang Mỹ.
Liên quan đến vấn rau VietGAP “dởm” biến hình vào siêu thị, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết sẽ điều tra, xác minh vụ việc này.
Thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), thời gian qua tỉnh Nghệ An đang trong quá trình đẩy mạnh gắn sao cho các sản phẩm. Đến nay đã có 48 sản phẩm được công nhận đạt 3 đến 4 sao từ Chương trình đánh giá sản phẩm OCOP, trong đó huyện miền núi Anh Sơn có 2 sản phẩm chè xanh đạt tiêu chuẩn 3 sao. Từ đó, mở ra nhiều hướng đi mới cho sản phẩm chủ lực, khai thác được hết tiềm năng, thế mạnh của địa phương.
Đã gần nửa thế kỷ trôi qua, cây chè tại huyện Thanh Chương (Nghệ An) đã giúp người dân nơi đây không chỉ giải quyết việc làm, thoát nghèo mà còn nâng cao đời sống nhờ những sản phẩm chè xuất khẩu.
Trong năm 2020, ngành công thương Nghệ An đã đẩy mạnh tổ chức chương trình giới thiệu, quảng bá thực phẩm an toàn và đặc sản vùng miền tại các kênh bán lẻ hiện đại, thực hiện mục tiêu kết nối nguồn hàng thực phẩm bảo đảm an toàn vào hệ thống phân phối tại địa phương.
Xuất khẩu (XK) rau, quả sang thị trường Trung Quốc đang chững lại do các doanh nghiệp (DN) XK Việt Nam vẫn còn khá lúng túng, chưa thích ứng được với những biện pháp quản lý nhập khẩu của các cơ quan chức năng Trung Quốc. Thực tế này đòi hỏi cả DN lẫn người sản xuất phải cập nhật thông tin, thay đổi cho phù hợp.
Nhu cầu chi tiêu cho thực phẩm, đặc biệt là hàng chuẩn chất lượng tại các đô thị lớn dự báo sẽ còn tiếp tục tăng cao.
Nếu như vài năm trước, nhiều đồng bào trồng cây ăn quả ở Sơn La không quan tâm, thậm chí không biết sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP là gì, thì giờ đây, nhìn những hộ có thu nhập tăng gấp vài ba lần nhờ áp dụng VietGAP, ý thức của người dân đối với quy trình sản xuất này đã tăng rõ rệt.
Sau khi thấy được hiệu quả từ sản xuất trái cây sạch, sản phẩm làm ra được thị trường nồng nhiệt đón nhận, hầu hết người sản xuất đồng thuận sản xuất trái cây sạch cho thị trường.
Từ sau khi sản phẩm gà đồi Yên Thế (Bắc Giang) được Cục Sở hữu trí tuệ trao bằng chứng nhận nhãn hiệu hàng hóa độc quyền, thương hiệu gà đồi Yên Thế đang càng ngày càng bay xa hơn, góp phần giúp cuộc sống người dân nơi đây từng bước “thay da đổi thịt”.
Hồng không hạt Quản Bạ giòn, vị ngọt đậm, nhiều bột mịn và có mùi thơm đặc biệt, đang được phát triển nuôi trồng theo tiêu chuẩn VietGAP.