Nhằm đẩy mạnh tiếp cận và trao đổi với các đối tác tiềm năng Việt Nam đang quan tâm về nhập khẩu thịt heo và thịt bò chất lượng từ Ireland, Bord Bia - Ủy ban Thực phẩm của chính phủ Ireland đã tổ chức hội thảo trực tuyến với chủ đề “Cập nhật thông tin thị trường thịt heo & thịt bò châu Âu từ Ireland và thế giới 2021’’ vào ngày 16/11 vừa qua.
Nhu cầu ngày càng tăng của người dân châu Á đối với thịt bò đang gặp phải sự cố nguồn cung trong thời đại Covid và lạm phát giá thực phẩm, khiến giá thịt tăng cao và ảnh hưởng đến người tiêu dùng cũng như các chủ nhà hàng trong khu vực.
Việc Australia kêu gọi một cuộc điều tra về nguồn gốc của đại dịch Covid-19 đang nhanh chóng biến thành một cuộc chiến thương mại, một cuộc chiến có thể có tác động không lành mạnh đối với cả Trung Quốc và Australia.
Ngày 20/9, Nikkei cho biết Nhật Bản sẽ cắt giảm thuế nhập khẩu đối với khoảng 240.000 tấn thịt bò Mỹ như một phần của cuộc đàm phán thương mại với Mỹ, với hy vọng sẽ ký một thỏa thuận song phương vào cuối tháng 9.
Ủy ban châu Âu đã bác bỏ tuyên bố rằng thỏa thuận giữa EU và Mỹ về thịt bò là một thỏa thuận “cửa sau” của nhà cung cấp. Thỏa thuận về thịt bò được công bố ngày 4/8 nhằm mở đường cho 35.000 tấn thịt bò không có hormone được phân bổ cho Mỹ như một phần của hạn ngạch thuế quan.
Tổng thống Mỹ Donald Trump chính thức công bố một thỏa thuận mở cho Liên minh châu Âu để xuất khẩu thêm thịt bò sau khi vấp phải yêu cầu gia tăng hạn ngạch từ các quốc gia khác vào đầu năm nay. Theo đó, ngày 2/8, Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer và Đại sứ châu Âu tại Mỹ ký một thỏa thuận để tăng lượng thịt bò Mỹ có thể được nhập khẩu vào thị trường EU.
Liên minh châu Âu và Mỹ sẽ sớm ký một hiệp định rà soát thỏa thuận thương mại hiện có, đảm bảo hạn ngạch thuế quan tự động (TRQ) cho nhập khẩu thịt bò chất lượng cao vào EU.
Liên minh châu Âu đã đồng ý đảm bảo để Mỹ có được phần lớn hạn ngạch thịt bò hàng năm sau nhiều tháng đàm phán và hơn 20 năm tranh chấp về vấn đề buôn bán thịt bò không có hormone.
Trong 10 năm liên tiếp, Nhật Bản đã tăng tiêu thụ thịt; trong đó mức tăng 3,4% trong năm 2018 so với năm 2017 để tạo ra mức tăng trưởng cao nhất trong 5 năm. Đặc biệt, tiêu thụ thịt bò, dự kiến sẽ tăng gần 4% trong năm nay sau hai năm giảm liên tiếp. Nhật Bản đã là một trong những quốc gia hàng đầu thế giới khi nói đến tiêu thụ thịt bò, cả về tổng khối lượng và mức bình quân đầu người.
Sau khi Hiệp định Đối tác tiến bộ và toàn diện xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) có hiệu lực chính thức từ ngày 30/12/2018, các nhà sản xuất thịt bò ở 11 nước thành viên đã tăng doanh số xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản vào tháng 01 năm 2019, vì được hưởng mức thuế thấp hơn so với các đối thủ cạnh tranh Mỹ.
Chiều ngày (26/11), sự kiện ra mắt nằm trong chuỗi Chiến dịch quảng bá của Liên minh châu Âu với tên gọi “What a Wonderful European Beef!” (Thịt bò châu Âu thật tuyệt) đã diễn ra tại Hà Nội. Chiến dịch này được tổ chức bởi Provacuno - Tổ chức Liên hiệp Nông nghiệp Thực phẩm của ngành Công nghiệp Thịt bò Tây Ban Nha và đồng tài trợ bởi Liên minh châu Âu.
Ngày 9/10, các nhà ngoại giao cho biết, các nước Liên minh Châu Âu (EU) đang tiến đến việc phải thống nhất khởi động đàm phán với Mỹ để cho phép nhập khẩu nhiều thịt bò Mỹ hơn vào Châu Âu. Đó có thể là một động thái chính để giải quyết căng thẳng thương mại xuyên Đại Tây Dương.