Chiều 11/2, chủ trì cuộc họp của Thường trực Chính phủ về tình hình Tết Nguyên đán Kỷ Hợi và những nhiệm vụ trọng tâm triển khai sau Tết, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu thực hiện nghiêm kỷ luật, kỷ cương hành chính. Tuyệt đối không đi lễ hội trong giờ hành chính, không sử dụng xe công tới lễ hội, trừ trường hợp thực thi nhiệm vụ.
Hiện tại công tác dự trữ hàng hóa bình ổn thị trường Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019 tại tỉnh Hậu Giang đã hoàn tất với tổng giá trị hàng hóa khoảng 146,85 tỉ đồng. Phóng viên Báo Công Thương đã trao đổi với ông Nguyễn Văn Thậm - Phó Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Hậu Giang xung quanh vấn đề này.
Như thường lệ, mỗi khi vào thời điểm trước và cận Tết Nguyên đán, nhu cầu việc làm thời vụ luôn tăng cao, tập trung ở các công việc như thu ngân, nhân viên kho, gói quà, chế biến tại siêu thị, các dịch vụ giúp việc gia đình,… Đây cũng là cơ hội để nhiều người lao động tìm được việc làm phù hợp, tăng thêm thu nhập trong dịp Tết.
Thời điểm giáp tết, nỗi lo khan hiếm hàng hóa và tăng giá luôn là nỗi lo thường trực của người dân. Kiên quyết không để các tư thương găm hàng tăng giá, Sở Công Thương các tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh đã có những kế hoạch cụ thể nhằm bình ổn thị trường, giá cả, cam kết sẽ đáp ứng đủ lượng hàng hóa.
Nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm trong dịp Tết Nguyên đán Kỷ Hợi và mùa Lễ hội Xuân 2019. TP. Hồ Chí Minh sẽ thành lập các đoàn thanh tra, kiểm tra chuyên ngành, liên ngành từ thành phố đến cấp xã, phường, tập trung vào nhóm các sản phẩm tiêu thụ nhiều, có yếu tố nguy cơ cao, các làng nghề chế biến thực phẩm.
Cùng với các đoàn kiểm tra liên ngành Trung ương, nhiều địa phương đã thành lập đoàn kiểm tra, nhằm kiểm soát an toàn thực phẩm (ATTP) trong dịp Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán 2019.
Để đáp ứng nhu cầu mua sắm của người dân và khách du lịch, nhiều doanh nghiệp (DN), đơn vị sản xuất, phân phối hàng hóa trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đang khẩn trương chuẩn bị nguồn hàng phục vụ Tết Nguyên đán 2019.