Mặc dù cơ chế EPR đã chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2024, tuy nhiên chính sách để thực thi cho vấn đề này hiện vẫn còn thiếu và chưa được hoàn thiện.
Yêu cầu có một thị trường giao dịch rác thải để đảm bảo minh bạch đầu vào là điều mà nhiều doanh nghiệp tái chế hiện nay mong mỏi khi thực hiện cơ chế EPR.
Coca-Cola cho biết đã triển khai chương trình "Chai nhựa tái sinh, hành trình tiếp nối" đến người tiêu dùng, góp phần thúc đẩy quá trình tái chế tại Việt Nam.
Trước thực trạng rác thải nhựa, Việt Nam đang đẩy mạnh hành động giảm thiểu ô nhiễm môi trường gắn kết với chương trình sản xuất và tiêu dùng bền vững.
Tái chế rác thải nhựa thành những sản phẩm hữu dụng để giải quyết vấn đề quản lý chất thải nhựa trong khu vực Đông Nam Á.
Không chỉ hướng đến những sản phẩm có lợi cho sức khỏe, Tân Hiệp Phát còn là doanh nghiệp đặc biệt quan tâm đến vấn đề bảo vệ môi trường. Suốt 10 năm qua, doanh nghiệp đã tập trung nghiên cứu và đầu tư triển khai dự án tái chế nhựa, nỗ lực giảm 70.000 tấn rác nhựa chỉ sau 10 năm.
Các khách sạn lớn luôn đi liền với hệ thống quầy bar, giải khát và nhà hàng đắt đỏ. Tính chất phục vụ khách “5 sao” luôn đòi hỏi “chỉ dùng một lần” nên đây chính là thách thức vô hình trong việc giảm rác thải nhựa nếu các “ông lớn” không vào cuộc.
Góp phần thúc đẩy quá trình tái chế chai nhựa tại Việt Nam, Công ty TNHH Nước giải khát Coca-Cola Việt Nam đã công bố thay thế chai nhựa xanh đặc trưng bằng chai nhựa PET trong suốt cho sản phẩm Sprite. Sự thay đổi này là một trong những nỗ lực của Coca-Cola nhằm thực hiện cam kết Vì một thế giới không rác thải với mục tiêu đến năm 2030, mỗi chai và lon mà Coca-Cola bán ra sẽ được công ty thu gom và tái chế.
Phát triển bền vững ngành công nghiệp nhựa theo mô hình kinh tế tuần hoàn, là một hướng đi mang lại lợi ích lớn về kinh tế cũng như môi trường. Tuy nhiên, năng lực thu gom và tái chế nhựa tại Việt Nam hiện nay còn rất hạn chế, cần có các chính sách thích hợp để khuyến khích thu gom và tái chế nhựa.
SABIC đang dẫn đầu về các giải pháp đổi mới để tạo ra nhận thức đúng về các vấn đề liên quan đến rác thải nhựa, cùng hợp tác với khách hàng và đối tác để phát triển một nền kinh tế tuần hoàn cho nhựa, ở đó các sản phẩm và vật liệu không còn là rác nữa mà sẽ được sử dụng để tạo ra các loại vật liệu nguyên sinh và có giá trị.
Kinh tế tuần hoàn là một trong những mô hình phát triển sản xuất đương đại, phù hợp xu thế phát triển bền vững. Áp dụng kinh tế tuần hoàn sẽ giúp các doanh nghiệp nhựa giải quyết được bài toán gia tăng về nguồn nguyên liệu đầu vào, góp phần thực hiện chiến lược phát triển bền vững đất nước.
Dư địa phát triển ngành công nghiệp nhựa còn rất lớn. Song, trong xu thế phát triển bền vững, ngành nhựa Việt Nam đang phải đối mặt với những thách thức lớn liên quan đến bảo vệ môi trường. Áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn sẽ là một hướng đi giúp ngành nhựa tiếp tục tăng trưởng và phát triển bền vững.