UBND tỉnh Nam Định vừa có văn bản gửi Bộ Công Thương đề xuất chuyển đổi dự án nhiệt điện 2,2 tỷ USD từ điện than sang điện khí LNG.
Số lượng, công suất và công nghệ các nhà máy nhiệt điện than của Việt Nam có nhiều biến động, thay đổi theo từng giai đoạn phát triển.
Chiều 12/6 tại Hà Nội, Bộ Công Thương đã làm việc với các tập đoàn, tổng công ty, chủ đầu tư về chuyển đổi nhiên liệu cho các nhà máy nhiệt điện than.
Lần đầu tiên, bằng nội lực khoa học và công nghệ, dây chuyền thiết bị đồng bộ nhà máy nhiệt điện than công suất 600 MW được nghiên cứu, chế tạo tại Việt Nam.
Lần đầu tiên ở Việt Nam, việc chế tạo và vận hành hệ thống bốc dỡ, vận chuyển than cho nhà máy nhiệt điện do lực lượng khoa học công nghệ trong nước đảm nhận.
Chiều 4/10, tại Bộ Công Thương, Hội đồng nghiệm thu cấp nhà nước đã nghiệm thu hai đề tài khoa học về chế tạo thiết bị phụ cho nhà máy nhiệt điện than.
Tại buổi hội đàm trực tuyến với Bộ trưởng Bộ Năng lượng, thương mại và chiến lược công nghiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland Greg Hands chiều ngày 21/10, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cho biết, Việt Nam ưu tiên phát triển năng lượng tái tạo, giảm nhiệt điện than, phấn đấu sớm đạt được mục tiêu trung hòa carbon.
Sớm giải quyết những khó khăn trong xử lý, tái chế, tái sử dụng tro, xỉ của các nhà máy nhiệt điện than làm nguyên liệu sản xuất, vật liệu xây dựng và sử dụng trong các công trình xây dựng đang trở thành mục tiêu cấp bách hiện nay.
Cần có giải pháp cụ thể thúc đẩy việc sử dụng tro, xỉ của các nhà máy nhiệt điện than (NMNĐ) hướng tới giải quyết bài toán về vấn đề môi trường.
Theo thông tin từ Tổng công ty Phát điện 2 (EVNGENCO 2), thời gian tới dự báo tốc độ tăng trưởng sản lượng điện vẫn ở mức trên 10%/năm, gần gấp đôi so với tốc độ tăng trưởng GDP cả nước. Bởi vậy, để bảo đảm nguồn điện, EVNGENCO 2 phải huy động mạnh nguồn điện từ nhiệt điện than nhưng vấn đề nguy cơ ô nhiễm môi trường rất cao nếu không quản lý chặt chẽ và đi kèm với những giải pháp kịp thời có tính khả thi.
Việc xây dựng Trung tâm Điện lực Long An là cấp thiết nhằm đáp ứng nhu cầu điện năng đang gia tăng cao của Long An nói riêng và đồng bằng Sông Cửu Long nói chung trong tương lai. Tuy nhiên, đến nay, việc lựa chọn điện khí hay nhiệt điện than vẫn còn đang bỏ ngỏ.
Báo cáo của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho thấy, tỷ lệ phát nhiệt điện than đang chiếm tới 34,37%, với tổng công suất các nhà máy nhiệt điện than đạt 13.483MW. Nếu năm 2010, tổng công suất nhiệt điện than là 17,6% thì đến cuối năm 2015, Việt Nam đã có 13.000MW nhiệt điện, chiếm 38,4%. Tốc độ tăng trưởng của nhiệt điện than từ năm 2000 - 2015 đạt 17%, sản xuất tới 80 tỷ kWh/năm.
Bằng việc mời người dân tham quan, kiểm tra, giám sát các hoạt động của nhà máy nhiệt điện (NMNĐ) than, cũng như giám sát vận hành, điều tiết nước tại một số nhà máy thủy điện cho thấy bước chuyển về sự minh bạch.