Nghệ nhân Phạm Văn Đạt: Khôi phục dòng gốm men rạn tinh xảo

Nghệ nhân Phạm Văn Đạt: Khôi phục dòng gốm men rạn tinh xảo

Nghệ nhân Phạm Văn Đạt sinh năm 1976, là cháu nội cố nghệ nhân Phạm Văn Huỳnh, tức cụ Cửu Huỳnh - nghệ nhân bậc thầy tại làng gốm Bát Tràng (Hà Nội). Ông cũng là người khởi xướng khôi phục dòng gốm men rạn từ xa xưa, cho ra đời hàng trăm dòng gốm cao cấp tinh xảo đậm đà bản sắc dân tộc và thổi hồn vào các sản phẩm tâm linh Việt.
Nghệ nhân Vũ Mạnh Hải: Tâm huyết với nghề kim hoàn

Nghệ nhân Vũ Mạnh Hải: Tâm huyết với nghề kim hoàn

Sinh trưởng trong một gia đình có nghề truyền thống kim hoàn, nghệ nhân Vũ Mạnh Hải là "người con ưu tú" thuộc đại gia đình Bảo Tín. Ông cũng thường xuyên được nhắc tới trong giới kim hoàn với tròn 25 năm hoạt động trong nghề cùng chuỗi cửa hàng Bảo Tín Mạnh Hải nổi tiếng đất Hà Thành.
Nghệ nhân Lý Ngọc Minh: Linh hồn của gốm sứ Minh Long I

Nghệ nhân Lý Ngọc Minh: Linh hồn của gốm sứ Minh Long I

Tìm hiểu về những người thợ thủ công, những nghệ nhân… tôi càng thêm kính phục, bởi họ đã gắn bó cả cuộc đời mình cho nghề, để làm ra sản phẩm có chất lượng cao. Ông Lý Ngọc Minh - Tổng giám đốc Công ty TNHH Minh Long I - là một người như vậy. Ông cũng chính là "tổng công trình sứ" tất cả dòng sản phẩm mới của Minh Long.
Nghệ nhân Nguyễn Quốc Sự: Người

Nghệ nhân Nguyễn Quốc Sự: Người "vẽ tranh bằng chỉ"

Được mệnh danh là người "vẽ tranh bằng chỉ" nhờ kỹ thuật thêu tay tinh xảo, nghệ nhân Nguyễn Quốc Sự năm nay đã gần 80 tuổi, nhưng vẫn ngày ngày miệt mài bên khung thêu, cho ra đời những bức tranh làm rạng danh hồn quê đất Việt.
Nghệ nhân Trần Duy Mong: Bàn tay vàng nghề kim hoàn xứ Huế

Nghệ nhân Trần Duy Mong: Bàn tay vàng nghề kim hoàn xứ Huế

Trải qua thăng trầm lịch sử hơn 200 năm, nghề kim hoàn xứ Huế có độ những tưởng bị mất đi, may nhờ ơn tổ nghiệp và sự chăm chỉ gây dựng của lớp lớp cháu con, nên nghề xưa không những giữ được mà còn phát triển rạng ngời và vững bền hơn so với trước.

"Vẽ" hồn quê bằng "cầu vồng" của chỉ

Những sợi chỉ tơ óng ả nhiều màu sắc như cầu vồng qua bàn tay khéo léo của người thợ, nghệ nhân đã "vẽ" nên những bức tranh đẹp của quê hương, đất nước với cây đa - bến nước - con đò, với đồng lúa - cánh cò, hay những bức chân dung đầy ấn tượng. So với nhiều ngành nghề truyền thống, nghề thêu có tuổi đời ít hơn nhưng lại có sức hấp dẫn kỳ lạ bởi sự tinh tế, nét độc đáo mang đậm tâm hồn người Việt.
Tinh hoa nghề gốm

Tinh hoa nghề gốm

Gốm là một trong những phát minh quan trọng của tổ tiên ta từ ngàn đời nay, đồ gốm đã gắn bó mật thiết với cuộc sống của nhân dân. Với trí sáng tạo và đôi bàn tay khéo léo của người thợ gốm, gốm cổ Việt Nam đã trở thành một loại hình nghệ thuật mang tính dân gian sâu sắc.
Độc đáo sơn mài

Độc đáo sơn mài

Sơn mài là một trong các chất liệu hội họa độc đáo ở Việt Nam. Nó là sự tìm tòi và phát triển kỹ thuật của nghề sơn (nghề sơn ta) thủ công truyền thống của Việt Nam thành kỹ thuật sơn mài. Tuy nhiên, kỹ thuật mài là điểm khác biệt lớn giữa đồ thủ công mỹ nghệ nước ngoài và tranh sơn mài Việt Nam.
Hồn dân tộc qua tranh dân gian Đông Hồ

Hồn dân tộc qua tranh dân gian Đông Hồ

Ra đời vào khoảng thế kỷ 16 - 17 tại một làng nhỏ ven sông Đuống, thuộc xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, tranh Đông Hồ là một trong những dòng tranh dân gian nổi tiếng nhất của nước ta, mang vẻ đẹp tinh túy và những giá trị văn hóa đại diện cho di sản dân tộc.
Nghệ nhân Nguyễn Văn Kỷ: Người thổi hồn Việt vào tranh tre Xuân Lai

Nghệ nhân Nguyễn Văn Kỷ: Người thổi hồn Việt vào tranh tre Xuân Lai

Ông Nguyễn Văn Kỷ (xã Xuân Lai, huyện Gia Bình, Bắc Ninh) kể rằng, khoảng những năm 1997, nhiều người đến mua dát giường Xuân Lai rồi nhờ khắc chữ, tạo thêm hình ảnh. Thấy có thể cách tân sản phẩm truyền thống, anh và một số người trong thôn đã mày mò, mở rộng hình thức trang trí đáp ứng nhu cầu xã hội. Ý tưởng làm tranh trên chất liệu tre, nứa hun khói có từ khi đó.
Nghệ nhân Vũ Thị Hồng Yến: Tài hoa và tâm huyết

Nghệ nhân Vũ Thị Hồng Yến: Tài hoa và tâm huyết

Nhắc đến làng nghề thêu Văn Lâm (Ninh Bình), người ta nhớ đến ngay thương hiệu thêu Minh Trang. Người làm nên thương hiệu này là nghệ nhân Vũ Thị Hồng Yến (sinh năm 1965) - nghệ nhân, doanh nhân làm giàu từ nghề, giữ gìn, phát triển nghề thêu đã có lịch sử hàng nghìn năm của quê hương Văn Lâm, Ninh Hải, Hoa Lư.
Nghệ nhân Dương Thế Tỵ: Người “giữ lửa” nghề gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ

Nghệ nhân Dương Thế Tỵ: Người “giữ lửa” nghề gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ

Phường Đồng Kỵ (thị xã Từ Sơn, Bắc Ninh) là cái nôi của nghề gỗ mỹ nghệ, các sản phẩm của làng nghề đã ghi dấu ấn đặc trưng của từng thời kỳ lịch sử. Cho đến ngày nay, làng nghề luôn tự hào vì đã gìn giữ trọn vẹn được nghề tổ không bị thất truyền, thành quả này phải kể đến tình yêu và tâm huyết giữ nghề của những nghệ nhân như ông Dương Thế Tỵ.