Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN (AMM) lần thứ 53 và các Hội nghị liên quan được tổ chức trực tuyến từ
9-12/9/2020 đã thành công tốt đẹp với sự tham dự, đóng góp tích cực của tất cả các Bộ trưởng Ngoại giao các nước thành viên ASEAN và đối tác, Tổng Thư ký ASEAN và các khách mời.
Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN lần thứ 52 đã chứa đựng đầy đủ tất cả những nhu cầu, xu thế phát triển của kinh tế tư nhân, khu vực doanh nghiệp trong tương tác chung với khu vực công, từ đó đảm bảo phát triển bền vững, toàn diện của ASEAN và vai trò trung tâm của ASEAN trong phát triển chung của khu vực cũng như thế giới.
Tại buổi họp báo Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN lần thứ 52 (AEM 52) và các hội nghị liên quan ngày 30/8, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh đã thông báo về kết quả quan trọng của các hội nghị này. Theo đó, các hội nghị đã thảo luận và đưa nhiều giải pháp tổng thể, với mục tiêu giúp ASEAN trở thành một không gian kinh tế rộng lớn hơn, quy mô hơn, mang tính gắn kết chặt chẽ và đủ vững mạnh làm điểm tựa cho các nước ASEAN sở hữu vị thế cạnh tranh thuận lợi so với các nền kinh tế trong khu vực cũng như trên phạm vi toàn cầu.
Tại buổi tham vấn trực tuyến giữa các Bộ trưởng Kinh tế ASEAN và Australia, New Zealand lần thứ 25, sáng ngày 29/8, các Bộ trưởng đều cho rằng đã có những tiến triển nhất định trong quá trình đàm phán nâng cấp Hiệp định Thương mại tự do ASEAN-Australia-New Zealand (AANZFTA) và tiếp tục thúc đẩy đàm phán trong thời gian tới.
Nhằm triển khai một cách có hiệu quả Tuyên bố chung của ASEAN+3 về “giảm nhẹ các tác động tiêu cực của Covid-19”, tại Hội nghị tham vấn trực tuyến Bộ trưởng Kinh tế ASEAN và ba đối tác (Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc) lần thứ 23 chiều ngày 28/8, các Bộ trưởng đều nhất trí tăng cường hợp tác, thúc đẩy phát triển kinh tế, giảm thiểu rủi ro do Covid-19 mang lại.
Tại Hội nghị tham vấn Bộ trưởng Kinh tế ASEAN và Liên bang Nga chiều ngày 28/8, các Bộ trưởng đều hài lòng với những kết quả đạt được trong các lĩnh vực: Nông nghiệp, năng lượng, cơ sở hạ tầng, dịch vụ tài chính và công nghệ số… trong nội hàm của chương trình hợp tác này. Đồng thời, kỳ vọng hợp tác chặt chẽ hơn giữa hai bên trong những lĩnh vực này.
Tại Hội nghị tham vấn Bộ trưởng Kinh tế giữa ASEAN và Nhật Bản lần thứ 26 sáng ngày 28/8, các Bộ trưởng tái khẳng định các cam kết cùng nhau hành động đảm bảo sự bền vững của kinh tế và tài chính ở cấp vĩ mô, thông qua việc mở cửa thị trường cho thương mại và đầu tư, đảm bảo sự bền vững của chuỗi cung ứng, đặc biệt là đối với các hàng hóa thiết yếu.
Tại buổi đối thoại trực tuyến giữa Bộ trưởng Kinh tế ASEAN và Hoa Kỳ chiều ngày 27/8, các Bộ trưởng đều nhất trí sẽ cố gắng không áp dụng các biện pháp hạn chế luồng chu chuyển của các hàng hóa thiết yếu, bao gồm cả các biện pháp phi thuế quan nhằm giải quyết những khó khăn do đại dịch Covid-19 mang lại.
Chiều ngày 27/8, tại Hà Nội, Hội nghị trực tuyến lần thứ 19 giữa Bộ trưởng Kinh tế ASEAN với Trung Quốc đã thống nhất tăng cường hợp tác trong khuôn khổ hiệp định thương mại tự do (FTA) và chung vai chống lại đại dịch Covid-19. Đây được coi là một kết quả quan trọng của cuộc tham vấn lần này.
Tại Hội nghị trực tuyến Bộ trưởng Kinh tế các nước tham gia đàm phán Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) lần thứ 8 ngày 27/8, các Bộ trưởng đều ghi nhận tiến triển trong đàm phán RCEP có thể ký kết vào tháng 11/2020. Đồng thời tin tưởng việc ký kết RCEP sẽ là cơ sở củng cố niềm tin của cộng đồng doanh nghiệp và làm bền vững hơn cấu trúc của kinh tế khu vực.
Triển khai chỉ đạo của các Nguyên thủ ASEAN tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 36, được tổ chức vào tháng 6/2020, từ ngày 25-29/8 tại Hà Nội, Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh đã chủ trì Hội nghị các Bộ trưởng kinh tế ASEAN trực tuyến lần thứ 52 (AEM-52) và các Đối thoại, tham vấn cấp Bộ trưởng Kinh tế của ASEAN với các Đối tác ngoại khối.
Ngày 24/8/2020, dưới sự chủ trì của Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh, Hội nghị tham vấn trực tuyến của Bộ trưởng Kinh tế ASEAN với Hội đồng tư vấn kinh doanh ASEAN (ASEAN BAC) đã diễn ra với sự tham dự của các Bộ trưởng Kinh tế ASEAN, Tổng Thư ký ASEAN và các đại diện của Hội đồng tư vấn kinh doanh ASEAN.
Tại Hội nghị trực tuyến Quan chức cấp cao Năng lượng ASEAN lần thứ 38 diễn ra trong hai ngày 24 - 25/8, các nước ASEAN đã thống nhất tiếp tục 8 ưu tiên hợp tác năng lượng ASEAN năm 2020. Trong đó, hoàn thành xây dựng Kế hoạch hành động hợp tác năng lượng ASEAN giai đoạn 2 (2021-2025), đóng vai trò là kế hoạch chi tiết cho sự chuyển đổi dài của cảnh quan năng lượng ASEAN hướng tới tương lai bền vững.
Ngày 24/8/2020, Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế các nước CLMV (Campuchia, Lào, Myanmar, Việt Nam) lần thứ 12 đã diễn ra tại Hà Nội, theo hình thức họp trực tuyến. Đây là một sự kiện quan trọng nằm trong khuôn khổ chương trình Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN lần thứ 52 (AEM 52) và các hội nghị liên quan được tổ chức từ ngày 22-30/8/2020, tại Hà Nội.
Với tư cách là Chủ tịch năm ASEAN 2020, Việt Nam đã đề xuất sáng kiến tổ chức sự kiện Ngày mua sắm trực tuyến ASEAN (ASEAN Online Sale Day). Sự kiện sẽ chính thức diễn ra vào ngày kỷ niệm thành lập ASEAN 8/8/2020.
Tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 36 diễn ra ngày 26/6, các nhà lãnh đạo đã công bố Tuyên bố Chủ tịch về kết quả Hội nghị Cấp cao ASEAN 36, thông qua Tuyên bố “Tầm nhìn về ASEAN gắn kết và chủ động thích ứng: Vượt lên các thách thức và duy trì tăng trưởng” và Tuyên bố ASEAN về Phát triển nguồn nhân lực cho một thế giới công việc đang đổi thay và ghi nhận 9 văn kiện khác.
Phát biểu tại cuộc họp báo ngay sau khi kết thúc Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN (AEM) và Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN+3 (AEM+3) trực tuyến, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh khẳng định, các nước thống nhất mục tiêu cao nhất là tiếp tục đảm bảo phòng, chống dịch Covid-19 hiệu quả, đồng thời phối hợp chặt chẽ, đảm bảo những chương trình hợp tác về kinh tế - xã hội.
Tại Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN+3 (AEM+3) trực tuyến diễn ra chiều ngày 4/6, các Bộ trưởng Kinh tế ASEAN và ba nước đối tác đã đưa ra Tuyên bố chung về giảm thiểu tác động kinh tế trong bối cảnh đại dịch.
Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN trực tuyến đặc biệt về ứng phó đại dịch Covid-19 tổ chức sáng ngày 4/6 đã chính thức thông qua Kế hoạch Hành động Hà Nội, nhằm tăng cường hợp tác kinh tế ASEAN và kết nối chuỗi cung ứng.
Với vai trò là Chủ tịch ASEAN trong năm 2020, Việt Nam đã thể hiện khả năng ứng phó kịp thời, nhanh chóng và hiệu quả, cùng các nước ASEAN triển khai nhiều biện pháp và kế hoạch hành động nhằm chủ động ngăn chặn và ứng phó với đại dịch.
Nhìn từ vai trò Chủ tịch ASEAN 2019 của Thái Lan, cố vấn truyền thông cao cấp của Viện Nghiên cứu kinh tế ASEAN và Đông Á (ERIA) cho rằng, khi Việt Nam giữ cương vị Chủ tịch Năm ASEAN 2020, cơ quan truyền thông phải nắm quyền định hướng thông tin càng sớm càng tốt, nếu không truyền thông quốc tế sẽ chi phối thông tin trong suốt cả năm.
Vượt qua 167 mẫu thiết kế, logo thể hiện nội dung “Gắn kết và chủ động thích ứng” mang hình hoa sen với 3 sắc cánh tượng trưng cho 3 trụ cột của cộng đồng ASEAN chính thức được lựa chọn là logo Năm ASEAN 2020 do Việt Nam đảm nhiệm vai trò chủ tịch.
Ngày 4/11, tại Bangkok, trong lễ chuyển giao vai trò Chủ tịch ASEAN từ Thái Lan sang Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nhận chiếc búa Chủ tịch ASEAN từ Thủ tướng Thái Lan và có bài phát biểu công bố Chủ đề, một số định hướng lớn của Việt Nam trong năm ASEAN 2020. Dưới đây là toàn văn phát biểu của Thủ tướng.
Thủ tướng Vương quốc Thái Lan Prayut Chan-o-cha, quốc gia Chủ tịch ASEAN 2019, đã trao chiếc búa Chủ tịch ASEAN cho Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.
Một nội dung quan trọng thảo luận mở giữa đại diện SOM ASEAN Việt Nam và Ban Thứ ký ASEAN tại cuộc “Tọa đàm cấp cao về Năm ASEAN 2020”, diễn ra ở Hà Nội, ngày 26/8/2019, do Bộ Ngoại giao tổ chức, là lắng nghe đề xuất từ doanh nghiệp nhằm thúc đẩy hội nhập Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) hiệu quả, chuẩn bị các nội dung nghị sự cho năm Chủ tịch ASEAN 2020 của Việt Nam.
Kế hoạch Hành động Hà Nội được thông qua tại Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN (AEM) trực tuyến đặc biệt về ứng phó đại dịch Covid-19 ngày 4/6 đã thể hiện quyết tâm của ASEAN trong việc xác định và giải quyết các gián đoạn thương mại, với sự phân nhánh về dòng chảy của các mặt hàng thiết yếu trong khu vực.
Tại Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN+3 (AEM+3) trực tuyến diễn ra chiều ngày 4/6, các Bộ trưởng Kinh tế ASEAN và ba nước đối tác đã đưa ra Tuyên bố chung về giảm thiểu tác động kinh tế trong bối cảnh đại dịch.