Ngành mía đường lần đầu tiên đạt mốc 6,79 tấn đường/ha
Theo Hiệp hội Mía đường Việt Nam, giá mua mía Việt Nam hiện nay đã đến mức 1,2-1,3 triệu đồng/tấn, tương đương so với các nước sản xuất mía đường trong khu vực.
Ngày 15/6/2021, Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định 1578/QĐ-BCT áp dụng thuế chống bán phá giá (CBPG) và thuế chống trợ cấp (CTC) chính thức đối với một số sản phẩm đường mía có xuất xứ từ Vương quốc Thái Lan.
Tại cuộc họp thường trực Chính phủ sáng nay (18/2/2020) tháo gỡ khó khăn cho ngành mía đường trong bối cảnh hội nhập quốc tế, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định: Nhà nước ủng hộ và sẽ tiếp tục có những giải pháp thúc đẩy ngành mía đường phát triển. Tuy nhiên, Nhà nước không bao cấp, mà ngành mía đường phát triển cần phải cạnh tranh sòng phẳng trong bối cảnh hội nhập quốc tế.
Theo dự báo, tổng nhu cầu đường phục vụ sản xuất, tiêu dùng của Việt Nam trong năm 2020 ước tính vào khoảng 1.800.000 tấn. Tuy nhiên, Hiệp hội Mía đường Việt Nam (VSSA) cho biết, niên vụ mía đường 2019-2020, các nhà máy đường trong nước dự kiến kế hoạch sản xuất với tổng sản lượng đường ước tính chỉ đạt dưới 1 triệu tấn, so với nhu cầu chỉ đáp ứng được khoảng 50%.
Báo cáo tổng kết sản xuất mía đường niên vụ 2018-2019 và kế hoạch sản xuất niên vụ 2019-2020 của Hiệp hội Mía đường Việt Nam (VSSA) cho thấy, tình hình sản xuất của ngành mía đường Việt Nam đang trên đà tụt dốc thê thảm trước ngưỡng cửa hội nhập đầy đủ thị trường đường trong khu vực ASEAN (thực hiện cam kết ATIGA từ 1/1/2020) nếu không có các giải pháp kịp thời cứu vãn.
Các doanh nghiệp trong ngành mía đường đề nghị Chính phủ kéo dài cơ chế hạn ngạch đối với đường nhập khẩu dù cho Việt Nam thực hiện hiệp định ATIGA về mía đường (bỏ thuế và hạn ngạch).