Tết Nguyên đán đã cận kề, người dân xứ Thanh lại tìm mua những chai mật mía Thạch Thành thơm ngon, đây là hương vị Tết cổ truyền lâu đời tại Thanh Hóa.
Thời gian qua, Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) ở Nghệ An đã đạt được nhiều kết quả ấn tượng, tạo sức lan tỏa, khẳng định thương hiệu nông sản địa phương. Không chỉ được biết đến trong tỉnh, nhiều sản phẩm nông sản chất lượng đã vươn ra thị trường cả nước và có mặt tại thị trường Lào và Thái Lan.
Những ngày này, không khí Tết dường như đã đến sớm hơn với các làng nghề ở Nghệ An. Ngay từ đầu làng, dễ dàng nhận ra không khí làm việc rộn ràng, tất bật của những cơ sở làm mật, làm bánh để kịp thời sản xuất hàng hoá đáp ứng nhu cầu thị trường dịp Tết Nguyên đán.
Về xã Tân Hương - Huyện Tân Kỳ (Nghệ An) những ngày tháng Chạp, mùi thơm của mật mía đã phảng phất khắp lối xóm. Sở dĩ mật mía Tân Hương “nức tiếng” gần xa là do được làm từ cây mía tuyển chọn nơi vùng đất đồi vùng bán sơn địa, không cần chất tạo màu, tạo mùi hay chất bảo quản nhưng vị ngon bao đời nay vẫn vậy, ngọt thanh, sánh mịn. Hiện mật mía không chỉ được tiêu thụ trong tỉnh mà đã trở thành mặt hàng được ưa thích ở nhiều tỉnh, thành khác trong cả nước và còn mang sang cả nước láng giềng như Lào và Thái Lan.