Khủng hoảng lúa gạo tại Đông Nam Á đang gây nguy cơ lớn cho an ninh lương thực, đòi hỏi các giải pháp toàn diện để đối phó với biến đổi khí hậu, áp lực kinh tế.
Theo chuyên gia Genevieve Donnellon-May, các quốc gia Đông Nam Á cần hành động ngay lập tức để đối phó với một cuộc khủng hoảng lúa gạo có thể ập tới.
Thường phải sau từ 2 tháng, giá gạo nội địa mới hạ theo đà của thị trường. Đây là nguyên nhân khiến giá lúa rẻ, giá gạo xuất khẩu giảm, giá gạo nội địa vẫn cao.
Trong bối cảnh thị trường thế giới nhiều biến động, đòi hỏi ngành lúa gạo Việt Nam cần sớm tính các phương án sản xuất, kinh doanh phù hợp ngay từ đầu năm 2025.
Giá lúa gạo hôm nay ngày 5/2/2025 tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long ít biến động. Thị trường lượng ít, lúa tươi và gạo các loại tương đối ổn định.
Gạo Đức Lan, biểu tượng nông sản Bình Thuận, chinh phục thị trường nhờ chất lượng vượt trội và bước tiến mạnh mẽ trên sàn thương mại điện tử Sàn Việt.
Hơn 200 nghìn ha lúa bị ngập úng do bão số 3, gây thiệt hại khoảng 3.000 tỷ đồng; còn rau màu và cây ăn quả bị hư hại, gây thiệt hại khoảng 1.250 tỷ đồng.
Nông dân Đồng bằng sông Cửu Long chật vật vì chi phí sản xuất lúa vượt lợi nhuận do thời tiết xấu kéo dài gây thiệt hại nặng, ảnh hưởng đến tái sản xuất vụ sau.
Luật Đất đai và Nghị định về đất lúa phải có cơ chế, chính sách để các địa phương có thể thực hiện được nhiệm vụ chính trị, vừa phát triển kinh tế - xã hội.
Trái ngược với đà tăng cao ở các thị trường ASEAN, xuất khẩu gạo sang Trung Quốc giảm mạnh khi chỉ đạt 203 nghìn tấn, giảm 67,8% so với cùng kỳ năm trước.
Kết quả đo độ mặn của ruộng lúa bị thiệt hại 2,5‰ (ngưỡng chịu mặn của cây lúa là 1,28‰), độ mặn của nước ruộng vùng không bị thiệt hại 0,1‰.
Do ảnh hưởng của mùa mưa sắp tới, nhiều nông dân tại TP. Cần Thơ tranh thủ thu hoạch các trà lúa hè thu sớm để đảm bảo sản lượng.
Chính phủ Ấn Độ cho biết sẽ xem xét dỡ bỏ các hạn chế về xuất khẩu gạo trên cơ sở sản lượng gạo dư thừa và kỳ vọng tích cực từ mùa vụ gieo trồng mới.
Philippines đang dự thảo sửa đổi luật về tự do hóa xuất nhập khẩu và thương mại gạo, điều này sẽ tác động thế nào tới thương mại gạo giữa hai nước?
Những quốc gia, thị trường nào đang yêu thích, ưa chuộng hạt gạo Việt nhất, thông tin không phải ai cũng biết.
Đề án phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao kỳ vọng sẽ làm thay đổi cuộc sống của người nông dân vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Hiệp hội Ngành hàng lúa gạo Việt Nam đã được Thứ trưởng Bộ Nội vụ Vũ Chiến Thắng ký quyết định cho phép thành lập từ ngày 28/11.
Thống kê từ Sở Công Thương An Giang cho thấy, trong quý I/2022, xuất khẩu trên địa bàn tỉnh đạt 265,61 triệu USD, tăng 6,79% so với cùng kỳ và đạt 95,2% so với kế hoạch kịch bản tăng trưởng.
Dự báo trong khoảng 1-2 tuần tới, việc xuất khẩu gạo sẽ nhộn nhịp hơn do nhu cầu lương thực của thế giới cao. Bên cạnh đó, giá xuất khẩu cũng được dự báo sẽ tăng trở lại, và ở mức tốt hơn khi các nhà nhập khẩu đẩy mạnh mua vào.
Ngày 10/3, Công ty TNHH Dịch vụ Nông nghiệp Lộc Trời (LTF) thuộc Tập đoàn Lộc Trời đã ký kết tổ chức sản xuất 2 triệu tấn lúa với Liên hiệp Hợp tác xã Thoại Sơn, tỉnh An Giang nhằm đảm bảo cung ứng cho hợp đồng 2 triệu tấn lúa mà Công ty Cổ phần Nông sản Lộc Trời (LTA) đã ký kết với các đối tác vào ngày 9/2/2022.
Chuỗi sản xuất của ngành lúa gạo Việt đang được hoàn thiện mạnh mẽ, góp phần giúp giá trị xuất khẩu không chỉ duy trì tốt trong giai đoạn dịch bệnh mà còn hồi phục ngay khi bước vào bình thường mới.
Là một trong những mặt hàng nông sản chủ lực, dù giữ vị thế cao về sản lượng và xuất khẩu, lúa gạo Việt Nam chỉ đứng thứ 15 về năng suất trên mỗi hécta, đạt chưa tới 50% của Top 1. Điều này cho thấy hiệu suất của việc trồng trọt, canh tác vẫn hạn chế, còn nhiều khoảng trần để cải thiện. Do đó, việc áp dụng chuyển đổi số và công nghệ sẽ gia tăng năng suất cũng như giá trị nông sản.
Với tiềm năng, lợi thế sản phẩm lúa tẻ thơm tại xã Na Loi, huyện Kỳ Sơn đã khẳng định được thương hiệu với chất lượng gạo ngon, có mùi thơm đặc trưng. Hiện, xã Na Loi đang triển khai nhiều giải pháp giữ gìn và phát triển thương hiệu gạo lúa tẻ thơm gắn sao OCOP vào năm tới.
Từ cuối tháng 9 tới nay nhiều doanh nghiệp xuất khẩu gạo tại các tỉnh phía Nam đã rục rịch hoạt động trở lại sau khi các địa phương nới lỏng giãn cách xã hội.
Với sự vào cuộc của các Bộ, ngành, địa phương, tình hình tiêu thụ lúa tại đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã có nhiều cải thiện trong 2 tuần gần đây, tuy giá lúa chưa lên được như kỳ vọng. Do đó, cần phải linh hoạt tháo gỡ khó khăn về lưu thông giữa các địa phương trong sản xuất, tiêu thụ theo chuỗi cung ứng để đường đi của lúa gạo bớt “nhọc nhằn”.
Những ngày qua, chính quyền các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long đang quyết liệt vào cuộc để đưa ra những giải pháp phù hợp cũng như thúc đẩy kết nối với các doanh nghiệp thu mua lớn nhằm khơi thông đầu ra cho lúa gạo trong vùng.
Không để đứt gãy chuỗi giá trị ngành lúa gạo là vấn đề được đặt ra cấp thiết trong thời điểm này.
Hiện vụ lúa Hè Thu đang thu hoạch rộ, sản lượng nhiều dễ dẫn đến tình trạng thương lái trục lợi trong bối cảnh khó khăn. Vì vậy, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đề xuất Chính phủ triển khai chương trình thu mua, dự trữ lúa gạo quốc gia để giảm áp lực thị trường và giúp ổn định thị trường lúa gạo.
Hiện nay, các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long đang vào vụ thu hoạch lúa Hè thu song với những diễn biến phức tạp của dịch bệnh, việc thu mua và vận chuyển lúa gạo đang gặp không ít khó khăn.
Theo dự báo của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), sau 2 năm liền đứng ở vị trí thứ hai về xuất khẩu gạo toàn cầu, Việt Nam sẽ đứng vị trí thứ 3 trong xuất khẩu gạo toàn cầu năm 2022 với lượng xuất khẩu 6,3 triệu tấn. Tuy nhiên các thương nhân cho hay đây là điều hoàn toàn dễ hiểu bởi Việt Nam đang thực hiện tái cơ cấu, chuyển dần từ lượng sang chất.