Sáng 30/9 diễn ra Diễn đàn Xúc tiến đầu tư công nghệ cao tại KCN cao Hòa Lạc trong khuôn khổ sự kiện Kết nối công nghệ và Đổi mới sáng tạo Việt Nam năm 2024.
Theo Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP.Hà Nội Lê Hồng Sơn, phải có cơ chế đặc thù riêng để Khu Công nghệ cao Hòa Lạc phát triển xứng là hạt nhân đổi mới sáng tạo
Nhằm thu hút ‘đại bàng đến xây tổ’ cùng với các chính sách ưu đãi, việc chuẩn bị nhân lực cho ngành bán dẫn đang được Khu công nghệ cao Hòa Lạc triển khai.
Hà Nội luôn đồng hành, quyết liệt, đồng bộ các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp trong Khu Công nghệ cao Hòa Lạc.
Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC) tại Khu Công nghệ cao Hòa Lạc sử dụng giải pháp quản lý năng lượng và công nghệ tòa nhà thông minh của ABB nhằm TKNL.
Ngày 24/11/2023, tại Hà Nội, diễn ra Lễ chuyển giao Khu Công nghệ cao Hòa Lạc từ Bộ Khoa học và Công nghệ về UBND Thành phố Hà Nội quản lý.
Thủ tướng yêu cầu quy hoạch, mở rộng Khu Công nghệ cao Hòa Lạc theo hướng "4 trong 1": Khu công nghệ cao, khu thương mại-dịch vụ, khu đô thị và khu công nghiệp.
Chính phủ quyết nghị chuyển giao nguyên trạng Khu Công nghệ cao Hòa Lạc thuộc quyền quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ về UBND thành phố Hà Nội quản lý từ ngày 1/8/2023.
Dự kiến từ ngày 1/8/2023, Bộ Khoa học và Công nghệ sẽ bàn giao Khu Công nghệ cao Hòa Lạc về UBND TP. Hà Nội quản lý.
Sáng ngày 18/4, tại Khu công nghệ cao Hòa Lạc đã diễn ra Tọa đàm “Xúc tiến chuyển giao công nghệ gắn với bảo vệ và phát triển tài sản trí tuệ”.
Chiều ngày 12/4, tại Khu công nghệ cao Hòa Lạc, 6 dự án đã được trao Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc Quyết định giao đất.
Tại buổi họp báo thường kỳ quý I/2023, Bộ Khoa học và Công nghệ cho biết, Khu công nghệ cao Hòa Lạc sẽ bàn giao về Hà Nội để thuận lợi hơn trong bối cảnh mới.
Sự ra đời Khu công nghệ cao Hòa Lạc - nơi được ví như “thung lũng Silicon” của Việt Nam chính là một “đặc khu” để thúc đẩy hoạt động thương mại hóa công nghệ.
Tính đến nay, Khu công nghệ cao Hòa Lạc đã thu hút được 100 dự án đầu tư với tổng vốn đầu tư đăng ký khoảng 94.760 tỷ đồng trên tổng diện tích khoảng 376 ha, trong đó có sự hiện diện của nhiều doanh nghiệp, tập đoàn lớn.
Sau hơn 2 thập kỷ thành lập Khu công nghệ cao (CNC) Hòa Lạc, “hình dáng” của một đô thị khoa học và công nghệ (KH&CN) đang dần rõ nét; quá trình phát triển có nhiều tín hiệu khởi sắc…
Ngày 23/11, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã đến thăm, làm việc tại Khu công nghệ cao Hòa Lạc, đồng thời tham dự Lễ khánh thành nhà máy sản xuất thiết bị điện tử thông minh VinSmart; Lễ trao quyết định chủ trương đầu tư cho một số nhà đầu tư tiêu biểu và Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược với Tập đoàn Viettel.
Ngày 6/12, Công ty TNHH Hanwha Aero Engines (doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Hanwha) đã tổ chức lễ khánh thành Dự án Nhà máy Hanwha Aero Engines tại Khu Công nghệ cao Hòa Lạc.
Chiều ngày 20/8/2018, đoàn chuyên gia công nghệ, nhà khoa học và trí thức của Việt Nam ở trong và ngoài nước đã thăm và làm việc tại Khu công nghệ cao Hòa Lạc. Đây là một trong những hoạt động thuộc Chương trình Kết nối Mạng lưới đổi mới sáng tạo Việt Nam năm 2018.
Những năm gần đây, thu hút đầu tư tại Khu công nghệ cao (CNC) Hòa Lạc đã đón nhận những tín hiệu tốt với nhiều dự án chất lượng có hàm lượng công nghệ cao, vốn đầu tư lớn, sử dụng đất tiết kiệm và thời gian giải ngân vốn đầu tư nhanh.
Chính phủ vừa ban hành Nghị định quy định cơ chế, chính sách đặc thù đối với Khu Công nghệ cao Hòa Lạc.
Được thành lập từ năm 1998 nhưng đến nay khu công nghệ cao (CNC) Hòa Lạc phát triển vẫn chưa xứng đáng với kỳ vọng. Các nhà đầu tư cho rằng, đã đến thời điểm cần sớm ban hành cơ chế đặc thù để Khu CNC Hòa Lạc “vươn mình” phát triển.
Sáng 6/12, UBND TP Hà Nội tổ chức lễ khai trương Trung tâm Dữ liệu chính thành phố Hà Nội tại Khu Công nghệ cao Hòa Lạc mang lại nhiều kỳ vọng.