Thông tin từ Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT), Cục QLTT Thanh Hóa vừa xử phạt vi phạm hành chính đối với cơ sở sản xuất khẩu trang vải kháng khuẩn giả không có giá trị sử dụng, công dụng.
Ngày 8/4/2020, Công ty CP Trung tâm Thương mại LOTTE Việt Nam (Siêu thị LOTTE Mart) trao tặng 2.000 khẩu trang vải kháng khuẩn cho Hội bảo trợ bệnh nhân nghèo (HBTBNN) TP. Hồ Chí Minh.
Chiều ngày 23/3, tại cuộc họp Thường trực Chính phủ, báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về tình hình sản xuất, cung ứng khẩu trang vải kháng khuẩn, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải khẳng định, các doanh nghiệp trong ngành không chỉ có đủ năng lực sản xuất, cung ứng sản phẩm cho nhu cầu trong nước mà còn có thể xuất khẩu sang các quốc gia khác. Tuy nhiên, cần sớm có những quy định, hướng dẫn cụ thể hơn để các doanh nghiệp chủ động sản xuất, cung ứng và xuất khẩu.
Theo kỳ báo cáo ngày 12/3, lực lượng quản lý thị trường (QLTT) trên cả nước đã phát hiện hàng nghìn khẩu trang kháng khuẩn chưa thể hiện đầy đủ nguồn gốc xuất xứ, chưa được kiểm nghiệm chuẩn bị đưa ra thị trường tiêu thụ.
Dù mặt hàng khẩu trang không “nóng” như cách đây 2 tuần, nhưng người dân vẫn không thể tìm mua được khẩu trang y tế. Tại Nghệ An, người tiêu dùng chuyển sang mua khẩu trang vải kháng khuẩn đang được bán trên thị trường bởi lo ngại dịch Covid-19 đang chuyển biến khó lường và kéo dài.
Dự kiến trong tuần từ 24/2 đến 1/3, Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex) tiếp tục sản xuất khẩu trang sử dụng vải dệt kim kháng khuẩn trong chiến dịch phòng chống dịch SARS-CoV-2 với năng suất cao hơn so với 2 tuần trước. Hoàn thành cung ứng khoảng 6 triệu khẩu trang trong tháng 2/2020.
Theo Bộ Công Thương, các cơ quan chức năng cần sớm đưa ra quy chuẩn, tiêu chuẩn đối với khẩu trang vải nhằm khuyến khích doanh nghiệp (DN) sản xuất, phục vụ cho phòng chống bệnh dịch cúm Corona (nCoV), khắc phục việc khan hiếm nguồn cung khẩu trang y tế hiện nay.
Theo Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương), sau khi có đề nghị của cục, các sàn giao dịch thương mại điện tử chủ động triển khai các biện pháp kỹ thuật/bộ lọc, nhân sự kiểm duyệt... cam kết không để tình trạng nhà cung cấp trục lợi nâng cao giá bán các sản phẩm liên quan đến dịch Corona (nCoV) nói chung và các sản phẩm y tế nói riêng.
Lãnh đạo Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex) khẳng định, đơn vị có thể đảm bảo nguồn cung vải và cung ứng ra thị trường từ 300.000-400.000 sản phẩm/ngày đối với mặt hàng khẩu trang được làm từ vải dệt kim kháng khuẩn với mức giá 7.000 đồng/chiếc. Đây là mức giá tương đương với chi phí sản xuất.