Ngày 05/11, qua kết nối của Báo Công Thương, Công ty TNHH Kim Sora trao cho Ủy ban MTTQVN tỉnh Quảng Bình gần 60 nghìn khẩu trang y tế và 150 bộ test kit Covid 19 Ag Genbody, trị giá gần 70 triệu đồng.
Hơn 1 tấn khẩu trang y tế lỗi, hư được 1 chủ cơ sở tại Đồng Nai thu gom lại đem về giao cho các hộ thuê trọ tái chế nhằm đưa ra thị trường tiêu thụ đã bị Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 2, Cục QLTT Đồng Nai phối hợp với Công an TP. Biên Hòa phát hiện, kiểm tra và thu giữ.
Theo nhận định của lực lượng chức năng, lô hàng hơn 17.000 khẩu trang này có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu khẩu trang 3M 1860 đã đăng ký bảo hộ tại Việt Nam.
Thông tin từ Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT), Đội QLTT số 1 (Cục QLTT Sơn La) vừa tịch thu hơn 12.000 chiếc khẩu trang không rõ nguồn gốc xuất xứ tại một cơ sở kinh doanh ở phường Chiềng Sinh, thành phố Sơn La.
Những ngày qua, liên tiếp tại các khu công nghiệp ở nhiều tỉnh, thành phố phía bắc như Bắc Giang, Bắc Ninh... diễn biến phức tạp ghi nhận nhiều trường hợp mắc COVID-19. Sở Công Thương tỉnh Hà Tĩnh vừa có công văn Số: 689/SCT-QLCN tăng cường phòng, chống dịch COVID-19 tại nơi sản xuất, Khu kinh tế, khu công nghiệp các cơ sở sản xuất CN-TTCN trên địa bàn.
Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 1 (Cục QLTT Hà Nội) vừa phát hiện gần 2.000 khẩu trang giả mạo nhãn hiệu Gucci, Puma tại một cơ sở kinh doanh đường Trần Quốc Hoàn, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
Trong khi dịch bệnh bùng phát đợt mới mạnh mẽ ở các nước láng giềng, không loại trừ nguy cơ ảnh hưởng đến Việt Nam bất kỳ lúc nào, thì tại hầu hết chợ dân sinh ở Nghệ An, nhiều người vẫn tỏ ra chủ quan, lơ là không đeo khẩu trang phòng dịch.
Thông tin từ Công an tỉnh Quảng Ninh, trong quá trình tuần tra kiểm soát, lực lượng Cảnh sát cơ động đã phát hiện 1 vụ vận chuyển hơn 100 nghìn chiếc khẩu trang không rõ nguồn gốc.
Đại dịch Covid-19 đã tạo ra một cơn sốt khẩu trang khiến cho các doanh nghiệp chuyển hướng sản xuất với năng suất cao. Hoà theo xu hướng đó, hội thảo giao thương trực tuyến với chủ đề “Giải pháp sản xuất khẩu trang y tế Đài Loan” vừa diễn ra đã trở thành cơ hội cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực này giới thiệu các chuỗi cung ứng tiên tiến nhất của mình.
Trong 66 sản phẩm dệt may tại Đà Nẵng được công bố hợp quy theo QCVN 01:2017/BCT có tới 9 sản phẩm là hàng khẩu trang, đồ bảo hộ y tế được các công ty đăng ký sản xuất trong năm 2020 để cung ứng ra thị trường phục vụ công tác phòng chống dịch Covid-19.
Thông tin từ Đội kiểm soát Hải quan số 1 (Cục Hải quan Quảng Ninh), đơn vị vừa phát hiện và bắt giữ 2 vụ tập kết hàng hóa không rõ nguồn gốc tại TP. Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh.
Trước tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng gia tăng; sự xuất hiện virus gây bệnh về hô hấp, viêm phổi… việc sử dụng khẩu trang được coi là một trong những giải pháp nhằm ngăn ngừa, phòng tránh những tác hại này.
Những chuyến hàng khẩu trang y tế đầu tiên mang thương hiệu Ecom Med sản xuất tại Việt Nam đã sang đến đất Mỹ, cung cấp cho hệ thống 360 bệnh viện thuộc Bộ Quốc phòng của Hoa Kỳ, góp phần cùng các y bác sĩ tuyền đầu phòng chống sự lây nhiễm của dịch Covid 19 tại quốc gia này.
Ngày 20/08/2020, Dầu nhớt Saigon Petro đã kết hợp với Nhà phân phối, các điểm sửa xe của hệ thông phân phối Dầu nhớt Saigon Petro khu vực TP. Hồ Chí Minh triển khai chương trình “Phát khẩu trang miễn phí chung tay vì cộng đồng phòng chống Covid-19”.
Thông tin từ Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT), Đội QLTT số 2 (Cục QLTT TP. Hồ Chí Minh) vừa kiểm tra 5 cơ sở sản xuất, kinh doanh và chứa trữ hàng hóa, phát hiện hơn 3 triệu khẩu trang, 1 triệu găng tay, 1.214kg nẹp nhựa, dây thun, vải không dệt… không rõ nguồn gốc, có dấu hiệu kém chất lượng.
Thông tin từ Cục Quản lý thị trường tỉnh Hưng Yên cho biết, Đội Quản lý thị trường số 5 vừa phối hợp với lực lượng chức năng kiểm tra, xử phạt lưu thông gần 12.500 chiếc khẩu trang không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
Buổi sáng, vừa dắt xe ra cửa, tôi bị ông tổ trưởng tổ dân phố chặn lại, khẽ nhắc: - Khẩu trang đâu đeo vào, hôm nay ra đường không đeo khẩu trang là bị phạt đấy! Mấy ông nhà văn nghiện thuốc lá thường ngại đeo khẩu trang, nay phải tập làm quen với văn hóa khẩu trang kẻo mất tiền oan...
Đội Quản lý thị trường số 5 thuộc Cục Quản lý thị trường Tuyên Quang vừa tạm giữ 2.700 khẩu trang vải 4 lớp không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc và 17 bộ quần áo có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu ADIDAS.
Trước diễn biến tình hình dịch Covid-19 bùng phát lần hai, bên cạnh công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, Cục Quản lý thị trường (QLTT) Cần Thơ đã tăng cường thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, vận động các tổ chức, cá nhân kinh doanh ký cam kết không sản xuất, buôn bán hàng cấm, hàng nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, thực hiện bán đúng giá niêm yết đối với các mặt hàng trang thiết bị y tế.
Cục Quản lý thị trường (QLTT) An Giang thông tin, Cục vừa phối hợp với các đơn vị chức năng phát hiện 74.900 chiếc khẩu trang 4 lớp kháng khuẩn có dấu hiệu vi phạm và 664 kg quần áo đã qua sử dụng.
29.100 khẩu trang không rõ nguồn gốc xuất xứ, không có hóa đơn chứng từ chứng minh tính hợp pháp của hàng hóa đã bị Cục Quản lý thị trường Đà Nẵng phát hiện và tạm giữ để làm rõ, xử lý theo quy định.
Trong khi cả nước đang căng mình phòng, chống dịch Covid-19, một số đối tượng lợi dụng nhu cầu tăng cao của người dân để bán khẩu trang với giá trên trời, thậm chí sản xuất khẩu trang giả, tái chế găng tay đã qua sử dụng.
Chiều tối ngày 3/8, Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 26, Cục Quản lý thị trường Hà Nội đã tạm giữ 200 thùng khẩu trang y tế, tương đương 500.000 chiếc khẩu trang có dấu hiệu không đạt tiêu chuẩn chất lượng như đã công bố trên vỏ hộp của sản phẩm.
Sáng ngày 1/8/2020, lực lượng quản lý thị trường (QLTT) phối hợp với công an tổ chức kiểm tra một công ty may mặc tại Hòa Bình đang sản xuất khẩu trang. Đặc biệt tại đây, Đoàn kiểm tra phát hiện hàng nghìn chiếc găng tay cao su đã qua sử dụng, không rõ nguồn gốc.
Gần 1 triệu khẩu trang y tế không rõ nguồn gốc, xuất xứ, với trị giá 950 triệu đồng vừa bị lực lượng quản lý thị trường tại Quảng Bình phát hiện, bắt giữ.
Cục Quản lý thị trường (QLTT) Đồng Nai thông tin, mới đây Cục đã tiến hành ra quân kiểm tra, giám sát các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh khẩu trang trước diễn biến phức tạp của dịch của dịch Covid-19.
Qua trinh sát, nắm địa bàn và kiểm tra, lực lượng Quản lý thị trường (QLTT) Đà Nẵng phát hiện 9 thùng carton chứa 22.500 chiếc khẩu trang không có hóa đơn chứng từ. Hiện số hàng trên đã bị lập biên bản, tạm giữ, làm rõ và xử lý theo quy định.
Liên tiếp trong vài ngày, lực lượng Quản lý thị trường, Công an kinh tế Đà Nẵng đã phát hiện nhiều vụ mua bán khẩu trang không rõ nguồn gốc xuất xứ. Các chủ hàng đều cho biết không kinh doanh khẩu trang nhưng thấy thị trường cần nên nhập về bán kiếm lời mà không nghĩ đến việc có thể mua phải hàng không đảm bảo chất lượng.
Đội (QLTT)QLTT số 12 thuộc Cục QLTT Gia Lai vừa tiến hành khám xét một xe ô tô tải và phát hiện 17.500 chiếc khẩu trang không có hóa đơn chứng từ, không có nhãn hàng hóa, không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Chiều 29/7, Đội Quản lý Thị trường số 7 phối hợp với Công an Kinh tế quận Liên Chiểu tiến hành kiểm tra cơ sở kinh doanh Bảo Hân (102 Hoàng Văn Thái, Liên Chiểu, Đà Nẵng) phát hiện một lượng lớn khẩu trang đặt phía trước cửa hàng.