Việc phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ nhằm tạo thuận lợi cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, tuy nhiên, doanh nghiệp lúng túng trong triển khai.
Sáng 28/10, tại Bình Bương đã diễn ra Diễn đàn “Chuỗi giá trị gỗ hợp pháp và bền vững tại Việt Nam” với sự tham gia của gần 100 đại biểu là các bên liên quan.
Khảo sát việc tuân thủ các yêu cầu của hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp Việt Nam (VNTLAS) trong chuỗi cung ứng gỗ cao su cho thấy, 100% tiểu điền không biết về Hiệp định Đối tác tự nguyện về thực thi luật lâm nghiệp, quản trị rừng và thương mại lâm sản (VPA/FLEGT) và không biết các qui định VNTLAS. Đặc biệt, có tới 63% doanh nghiệp chưa nắm bắt được các yêu cầu của FLEGT/VPA và không đáp ứng được yêu cầu chứng minh nguồn gốc gỗ trong nước hợp pháp.
Việt Nam đã cam kết mạnh mẽ đảm bảo gỗ và các sản phẩm từ gỗ tiêu thụ ở thị trường trong nước, hoặc xuất khẩu đi bất cứ thị trường nào trên thế giới, cũng phải đảm bảo tính hợp pháp. Tuy nhiên, trong các gói thầu mua sắm công gỗ và sản phẩm từ gỗ, vẫn tồn tại rủi ro rất cao về tính hợp pháp của gỗ, cần phải có các qui định pháp lý riêng cho vấn đề này.
Việc tuân thủ hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp (VNTLAS) sẽ có tác động lớn đến ngành cao su, đặc biệt là giúp ngành cao su hướng đến xuất khẩu bền vững trong tình hình mới.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang dự thảo Nghị định quy định Hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam đối với nhập khẩu, xuất khẩu gỗ, sản phẩm gỗ; tiêu chí, thẩm quyền, trình tự, thủ tục phân loại doanh nghiệp xuất khẩu gỗ, sản phẩm gỗ; quản lý nguồn gốc gỗ nhập khẩu.
Ngày 18/1/2019, tại TP. Hồ Chí Minh, Hội Thủ công Mỹ nghệ và chế biến gỗ TP.HCM (HAWA) đã công bố dự án HAWA DDS và ra mắt Cơ sở dữ liệu gỗ Hợp pháp Việt Nam. Dự án được sự hỗ trợ của nhiều tổ chức quốc tế trong đó có FAO (tổ chức Nông Lương Liên Hiệp quốc), hứa hẹn sẽ mang đến nhiều thuận lợi vượt trội cho doanh nghiệp (DN) ngành gỗ Việt.
Ngày 19/10/2018, tại Brussel, Việt Nam và Liên Minh châu Âu (EU) ký Hiệp định đối tác tự nguyện về thực thi luật lâm nghiệp, quản trị rừng và thương mại lâm sản (VPA/FLEGT). Hiệp định sẽ giúp tăng cường quản trị rừng, giải quyết tình trạng khai thác gỗ bất hợp pháp và thúc đẩy thương mại gỗ và các sản phẩm gỗ hợp pháp của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường EU và các thị trường khác.