Làm sao để nông sản Việt Nam vươn ra thế giới, không còn điệp khúc “giải cứu”, “được mùa mất giá” như lâu nay vẫn là một bài toán lớn.
Theo ý kiến của nhiều chuyên gia, cần tư duy lại nền nông nghiệp theo hướng chuyển đổi từ sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp.
Những ngày gần đây, dọc các tuyến phố tại Hà Nội, những điểm bán trứng gà cùng tấm băng rôn "trứng gà giải cứu 65.000đ/30 quả" đã không còn xa lạ với người dân.
Trứng gà giảm nhẹ do cung vượt cầu, thời tiết nồm, trứng khó giữ lâu chứ không đến mức phải giải cứu. Nông sản Việt đừng lấy "đá ghè chân mình".
Cùng với cách bán hàng truyền thống, các sàn thương mại điện tử (TMĐT) cũng đang từng bước trở thành một kênh bán hàng mới, hiện đại và hiệu quả. TMĐT không chỉ thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm, tăng giá trị nông sản, mà còn trở thành giải pháp để xóa tình trạng "giải cứu" tự phát nhiều nơi như hiện nay.
Chỉ sau một buổi livestream trên mạng xã hội, 72 tấn cam bóc của nông dân Phủ Quỳ, Quỳ Hợp (Nghệ An) đã được tiêu thụ. Qua đó có thể thấy, nếu tham gia tốt ở lĩnh vực thương mại điện tử, người nông dân sẽ dễ dàng đưa nông sản, đặc sản ra thị trường ngoài địa phương, thậm chí vươn ra thế giới...
Những ngày qua, khi rau củ tại miền Trung liên tục rớt giá không chỉ khiến cho nông dân điêu đứng, mà các doanh nghiệp thương mại cũng như người tiêu dùng cũng loay hoay trong việc hỗ trợ tiêu thụ nông sản.
Bằng cách đưa nông sản Hải Dương lên sàn thương mại điện tử Vỏ Sò, Tổng Công ty cổ phần Bưu chính Viettel (Viettel Post) sẽ đảm bảo được 2 yếu tố: giá tốt cho người nông dân và chất lượng cho người tiêu dùng.
UBND huyện Cẩm Mỹ tỉnh Đồng Nai vừa có văn bản đề nghị các cơ quan đơn vị các tỉnh thành phía Nam, hỗ trợ tiêu thụ bưởi cho bà con nông dân huyện Cẩm Mỹ do ảnh hưởng của dịch Covid- 19.
Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn ngày 13/4/2020, đã có công điện khẩn gửi Thủ tướng Chính phủ, đề xuất cho phép tỉnh Lạng Sơn tạm thời dừng tiếp nhận hàng hóa xuất khẩu đưa lên cửa khẩu Tân Thanh để xuất khẩu, do việc thông quan hàng hóa gặp nhiều khó khó trước tác động của dịch Covid-19.
Do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, các hoạt động sản xuất, kinh doanh buôn bán các mặt hàng nông, thủy sản ở một số địa phương trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đang gặp khó khăn. Ngành chức năng đang triển khai các giải pháp “giải cứu” trước mắt và liên kết hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp qua thương mại điện tử.
Hàng nghìn tấn thanh long, dưa hấu chưa tiêu thụ hết, nhiều tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân tiếp tục chia sẻ khó khăn với người nông dân bằng nhiều cách rất đẹp, nhân văn. Tuy nhiên để không còn tình trạng nông sản bị dồn ứ, giải pháp căn cơ là tạo nên chuỗi sản xuất bền vững và có chiều sâu.
Trong phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Quốc hội ngày 31/10, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nguyễn Xuân Cường đã trả lời các câu hỏi của đại biểu Quốc hội xoay quanh vấn đề giải pháp để không phải giải cứu nông sản thường xuyên và công tác quy hoạch, thị trường đầu ra cho nuôi tôm hùm ở Phú Yên.
Câu chuyện giải cứu dưa hấu, giải cứu đàn heo là những “điệp khúc buồn” sau khi nhiều mặt hàng nông sản tăng đột biến, thị trường nhập khẩu bất ổn, cung vượt xa cầu, giá cả rơi xuống đáy vực…
Khoảng vài năm nay, khái niệm “giải cứu” được áp dụng trong vấn đề giúp nông dân tiêu thụ nông sản ế thừa. Khái niệm giải cứu lần này lại rộ lên với trái thanh long ở thủ phủ Bình Thuận và mức độ cần “giải cứu” là khốc liệt hơn.
Hiện nay, bên cạnh nỗ lực hỗ trợ của cơ quan chức năng, với tinh thần tương thân tương ái, nhiều tổ chức, cá nhân cũng tích cực vào cuộc giúp nông dân Hải Dương. Mới đây nhất, hệ thống siêu thị Co.opmart của Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại TP.HCM (Saigon Co.op) đã nhanh chóng vào cuộc, lên kế hoạch bài bản, từng bước giải cứu nông sản Hải Dương.