Làm sao để nông sản Việt Nam vươn ra thế giới, không còn điệp khúc “giải cứu”, “được mùa mất giá” như lâu nay vẫn là một bài toán lớn.
Đang vào đầu mùa thu hoạch nhưng quả dứa - một loại quả chủ lực ở huyện Quỳnh Lưu, tỉnh nghệ An lại lao đao vì giá rớt xuống còn một nửa mà vẫn khó tìm được người mua. Điều này như gánh nặng làm oằn thêm nỗi lo của nông dân, vì chuyện thua lỗ không dừng lại ở chuyện trồng cao - bán thấp...
Vựa hành tăm ở huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An hiện đang vào vụ thu hoạch. Mặc dù được mùa nhưng nông dân không mấy phấn khởi vì giá thu mua loại nông sản này giảm sâu so với những năm trước.
Dịch Covid-19 đã lan ra 26 địa phương, một số địa phương đã thực hiện phong tỏa diện hẹp từng khu vực, cách ly xã hội diện rộng để chặn sự lây lan của dịch. Tại Nghệ An, Hà Tĩnh đã thực hiện giãn cách xã hội và thực hiện phong toả cục bộ ở một số vùng có dịch. Theo người dân, ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 cũng là một trong nhiều lý do khiến giá nhiều loại nông sản xuống thấp chạm đáy vẫn chưa có người mua.
Tại Nghệ An giá hành tăm chỉ còn 13.000 đồng/kg nhưng cũng không có người thu mua khiến bà con nông dân xã Nghi Lâm, huyện Nghi Lộc như đang ngồi trên đống lửa.
Hiện, giá cam Con Cuông (Nghệ An) cắt bán tại vườn đang dao động quanh mức 7.000 - 8.000 đồng/kg, giảm 20% so với cùng kỳ các năm trước dù bây giờ mới là giữa mùa thu hoạch.
Thời điểm hiện nay đã là cuối vụ thu hoạch ớt ở các huyện trong tỉnh Bình Định. Với mức giá ớt bán tại vườn có lúc xuống bằng 1/10 năm ngoái, điệp khúc “được mùa mất giá” đã quay trở lại với mức thiệt hại báo động. Bà con nông dân trồng ớt tổng kết lại vụ mùa năm nay với chỉ một câu ngắn gọn: “mùa ớt... đắng."
Được mùa mất giá, là câu chuyện xảy ra thường xuyên với nông dân trong sản xuất nông nghiệp. Điều đáng nói là câu chuyện này đã lặp đi lại lại nhiều lần nhưng vẫn chưa có lời giải nào cụ thể. Thay đổi cách làm trong sản xuất nông nghiệp, hướng đến việc gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm là giải pháp tối ưu cho thực trạng này.