Công ty Thủy điện Quảng Trị (thuộc Tổng Công ty phát điện 2 - EVNGENCO 2) là công trình đa mục tiêu, có nhiệm vụ vừa điều tiết, bổ sung nước tưới cho hạ du, cấp nước sinh hoạt, giảm lũ cho đồng bằng; vừa cung cấp điện lên lưới quốc gia phục vụ quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Tính đến tháng 10/2020, trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đã có nhiều nguồn năng lượng tái tạo (NLTT) như điện mặt trời, điện gió… được đưa vào vận hành trên lưới điện phân phối do PC Đắk Lắk quản lý vận hành. Trong đó, trên lưới điện 110kV có 80MWp công suất điện mặt trời, 28,8MW công suất điện gió; và trên lưới điện trung, hạ áp đã có hơn 200MWp công suất điện mặt trời được đưa vào vận hành. Do đó sẽ tạo ra thách thức trong vận hành lưới điện phân phối.
Do ảnh hưởng của bão và hoàn lưu bão số 9, tại địa bàn các tỉnh miền Trung – Tây Nguyên có mưa lớn, lượng nước lũ về hồ thuỷ điện lớn nên các chủ hồ đã tiến hành điều tiết nước theo chỉ đạo của Chính quyền địa phương với phương châm giảm thiểu thiệt hại tối đa cho vùng hạ du.
Hưởng ứng các phong trào thi đua yêu nước của ngành Công Thương, hàng năm, Cục Điều tiết điện lực (ĐTĐL) đã xây dựng, tổ chức triển khai nhiều phong trào thi đua thiết thực gắn với nhiệm vụ chuyên môn, nhiệm vụ được giao, trong đó có xây dựng thị trường điện cạnh tranh minh bạch.
Từ đầu năm 2020 đến nay, thời tiết có nhiều diễn biến phức tạp, nắng nóng kéo dài trên diện rộng, mực nước ở các hồ xuống thấp. Trước thực trạng đó, Công ty Thủy điện Sông Tranh đã chủ động đề ra nhiều giải pháp đảm bảo công tác điều tiết hồ chứa cung cấp nước tưới tiêu và sản xuất điện.
Xuất khẩu (XK) nông sản sang Trung Quốc lặp lại tình trạng ùn ứ do diễn biến phức tạp của dịch Covid-19. Trước thực trạng trên, Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) khuyến cáo các hiệp hội, doanh nghiệp (DN), cần theo dõi thông tin để chủ động điều tiết hàng hóa lên biên giới, đặc biệt chỉ XK các mặt hàng chính ngạch đã được phía Trung Quốc chấp nhận.
Từ 2 doanh nghiệp (DN) tham gia với số vốn 45 tỷ đồng từ tiền ngân sách cấp Tết 2002, sau 14 năm thực hiện, đến nay chương trình bình ổn giá của TP. Hồ Chí Minh đã được xã hội hóa, đủ lực để điều tiết giá cả thị trường.
Các hồ chứa vận hành theo Quy trình vận hành liên hồ chứa (QTVHLH) khi phối hợp vận hành đón lũ và giảm lũ sẽ phát huy tác dụng cắt, giảm lũ cho hạ du. Trong mùa khô, sự phối hợp của các hồ chứa sẽ điều tiết nguồn nước về hạ du hiệu quả, tiết kiệm.