Tại hội nghị trực tuyến với 63 tỉnh, thành phố về điều chỉnh Quy hoạch điện VIII, Bộ Công Thương cho biết sẽ trình Thủ tướng xem xét, phê duyệt trước 28/2/2025.
TP. Đà Nẵng đặt mục tiêu đến năm 2030, sẽ phát triển thêm thêm 30MW công suất nguồn điện mặt trời mái nhà (số liệu tính từ năm 2021 - 2030).
Dự án Nhà máy điện rác Thăng Long - Bắc Ninh có tổng diện tích khoảng 5ha, công suất xử lý 500 tấn/ngày, công suất phát điện 11MW.
BCG Energy - thành viên của Tập đoàn Bamboo Capital đã ký kết hợp đồng nguyên tắc về việc mua bán cổ phần với Công ty cổ phần đầu tư phát triển Tâm Sinh Nghĩa.
Một trong những giải pháp quan trọng để Hà Nội đạt được kế hoạch thực hiện Chương trình Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trên địa bàn thành phố giai đoạn 2016 - 2020, đó là làm chủ và ứng dụng các công nghệ hiện đại.
Nghị quyết 55 của Bộ Chính trị về phát triển năng lượng bền vững khuyến khích việc xây dựng các nhà máy điện sử dụng rác thải đô thị, sinh khối và chất thải rắn đi đôi với bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế tuần hoàn. Đây là một chủ trương đúng phù hợp với thực tế nhiều đô thị lớn của Việt Nam đang gặp thách thức về xử lý rác thải. Tuy nhiên, để phát triển điện rác thực tế còn rất gian nan.
Đà Nẵng đặt mục tiêu trong giai đoạn 2020 – 2025 sẽ có 80 – 90% các trụ sở công trên địa bàn thành phố lắp đặt điện mặt trời mái nhà; tổn thất điện năng dưới 2,75%, chỉ số tiếp cận điện năng thuộc TOP 5 tỉnh thành dẫn đầu cả nước; đến năm 2030 tỷ lệ tiết kiệm năng lượng là 7%, giảm phát thải nhà kính 7%.
Với lượng rác khổng lồ mỗi năm, Việt Nam hoàn toàn có thể tận dụng được nguồn phế thải này để phát triển điện rác, vừa góp phần tăng nguồn cho hệ thống, vừa giảm tình trạng ô nhiễm, bảo vệ môi trường. Tuy nhiên điện rác vẫn chưa có sự đột phá vì sao. Để rõ hơn những khó khăn, vướng mắc, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với ông Phạm Nguyên Hùng – Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Điện 1 (PECC1).