Với mục tiêu đẩy mạnh áp dụng các công nghệ tiên tiến, hiện đại trong sản xuất, kinh doanh, thời gian qua ngành điện Quảng Bình đã có nhiều cơ chế khuyến khích các cá nhân phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, đưa hoạt động này trở thành phong trào sâu rộng, góp phần nâng cao hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Đoàn công tác kiểm tra các nhiệm vụ thuộc Đề án phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực công nghiệp chế biến đến năm 2020, do Bộ Công Thương thành lập, vừa thẩm định Đề tài “Nghiên cứu sản xuất đường trehalose từ tinh bột bằng công nghệ enzyme ứng dụng trong công nghiệp thực phẩm”, do Viện Công nghiệp thực phẩm chủ trì thực hiện.
Xuất phát từ nhu cầu thực tế về các sản phẩm thực phẩm chức năng, cũng như nhằm đa dạng hóa sản phẩm cà phê Việt Nam, TS. Nguyễn Việt Phương cùng các cộng sự Trường Cao đẳng Công nghiệp thực phẩm đã thực hiện đề tài “Nghiên cứu tách chiết và thu nhận axit chlorogenic từ hạt cà phê xanh ứng dụng làm thực phẩm chức năng”.
Nghiên cứu đa dạng hóa giống cây có dầu là một trong những thế mạnh của Viện Nghiên cứu Dầu và Cây có dầu (Bộ Công Thương) và có nhiều đóng góp cho sản xuất trong những năm qua. Hầu hết các đề tài tập trung vào nghiên cứu các giống cây như: lạc, đậu tương, vừng, dừa, hướng dương, cải dầu, dầu mè, cây tinh dầu...
“Nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ cơ khí, tự động hoá” là một trong các chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm cấp nhà nước, mã số KC.03/11-15. Thành công lớn nhất của chương trình là đã tạo ra nhiều sản phẩm cơ khí có sức cạnh tranh cao.