Ngoài việc theo dõi sát diễn biến thị trường, bảo đảm cung cầu hàng hóa, ngành Công Thương cần đồng bộ các giải pháp mở rộng thị trường cho doanh nghiệp.
Ở các địa phương tại khu vực phía Nam đang thực hiện giãn cách xã hội theo các Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, tình hình cung ứng hàng hóa đã và đang dần ổn định. Nhiều địa phương đã bắt đầu cho người dân đi mua sắm trực tiếp, bắt đầu những bước đầu tiên để quay trở lại trạng thái “bình thường mới”.
Được đánh giá là giải pháp quan trọng nhằm nhanh chóng ổn định cung cầu, giảm áp lực mua sắm hàng hóa tại các địa phương đang thực hiện giãn cách xã hội, việc mở lại chợ truyền thống, chợ đầu mối được yêu cầu đảm bảo các điều kiện phòng chống dịch Covid-19.
Tại Quyết định kiện toàn Tiểu ban Sản xuất và lưu thông hàng hóa thuộc Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 do Phó Thủ tướng Lê Văn Thành, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 (Ban Chỉ đạo) ký ban hành, Bộ Công Thương là cơ quan thường trực của Tiểu ban.
Trên cơ sở đánh giá tình hình thực tế, Ban Thường vụ Thành uỷ Hà Nội giao Ban Cán sự Đảng UBND Thành phố (TP) chỉ đạo UBND TP ban hành Công điện mới về việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ và Chỉ thị 17 của UBND TP trên địa bàn TP Hà Nội. Mục tiêu trong giai đoạn tới là tận dụng ngày giãn cách xã hội để tiếp tục đẩy mạnh xét nghiệm diện rộng, trọng tâm để bóc tách F0; tăng cường tiêm vắc xin; nâng cao năng lực của y tế Thủ đô để chủ động hơn một bước, chuẩn bị cao hơn một bước so với thực tế để sẵn sàng ứng phó với dịch bệnh.
Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, đồng thời thực hiện các chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Công Thương, UBND tỉnh Quảng Trị vừa ban hành Kế hoạch đảm bảo cung ứng hàng hóa thiết yếu ứng phó dịch Covid-19; cân đối cung cầu, bình ổn thị trường; chống các hành vi đầu cơ, găm hàng...
Sau khi ghi nhận các trường hợp dương tính với SARS-CoV-2 trên địa bàn, một số bộ phận người dân tại thành phố Đồng Hới (Quảng Bình) có tâm lý thu mua, tích trữ hàng hóa, đặc biệt là các mặt hàng thiết yếu, gây nên tình trạng một số mặt hàng có giá cao, sốt hàng. Tuy nhiên, Sở Công Thương Quảng Bình khẳng định, hiện nay các doanh nghiệp, đơn vị sẵn sàng cung cấp, chủ động trong việc cung ứng hàng hóa thiết yếu cho người dân trong phòng chống dịch Covid-19.
Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh, tác động rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành lương thực thực phẩm, song hầu hết các doanh nghiệp (DN) vẫn tập trung duy trì sản xuất ổn định trong điều kiện đã kích hoạt và đáp ứng các yêu cầu về phòng chống dịch, chủ động được nguồn cung và nguồn dự trữ thực phẩm, đảm bảo cung ứng đầy đủ nhu cầu tiêu dùng thiết yếu cho người dân thành phố (TP).
Dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, tuy một số địa phương thực hiện giãn cách theo các Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ nhưng có trọng tâm, trọng điểm, tập trung những khu vực phát sinh dịch nên tính chung 6 tháng đầu năm 2021, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng dương.
Trước tình trạng người dân TP Hồ Chí Minh đổ tới kênh bán lẻ để mua hàng hóa, thực phẩm thiết yếu trước giờ thành phố thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 15 (0h ngày 31/5), Bộ Công Thương (Vụ Thị trường trong nước) khẳng định, Bộ đang tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Sở Công Thương TP Hồ Chí Minh để bảo đảm điều phối, cung ứng hàng hóa thiết yếu cho thị trường, xử lý các khó khăn trong lưu chuyển hàng hóa kịp thời nhằm không làm đứt gẫy chuỗi cung ứng hàng hóa thiết yếu khi dịch bệnh diễn biến phức tạp.
Ngày 12/5/2021, Bộ Công Thương ban hành Chỉ thị số 07 về việc thực hiện các giải pháp bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường; chống các hành vi đầu cơ, găm hàng và vi phạm pháp luật trong hoạt động thương mại trong tình hình dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp.
Kỳ nghỉ Tết Nguyên đán kéo dài 7 ngày và dịch Covid-19 diễn ra tại một số địa phương trong tháng 02/2021 làm cho hoạt động thương mại, dịch vụ hàng hóa trong tháng 2 giảm so với tháng trước. Bộ Công Thương đã triển khai nhiều giải pháp nhằm bình ổn cung cầu hàng hóa, đặc biệt ở các địa phương có dịch.
Trước những thông tin về dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn một số tỉnh, thành phố đã xuất hiện trở lại và có diễn biến phức tạp, Bộ Công Thương đã chỉ đạo các địa phương, doanh nghiệp chủ động ứng phó với các tình huống diễn biến mới, có phương án điều tiết nguồn hàng từ các nhà cung cấp, từ các vùng sản xuất, tăng lượng cung ứng cho địa bàn các tỉnh, thành phố có dịch bệnh, cần cách ly hoặc giãn cách xã hội. Đặc biệt, trong mọi tình huống đều phải đảm bảo cung cấp đủ hàng hóa thiết yếu, không để xảy ra tình trạng xáo trộn đời sống của nhân dân.
Không những đảm bảo cung cầu hàng hóa, giá cả thị trường mà công tác quản lý thị trường cũng sẽ được đẩy mạnh để ổn định thị trường những tháng cuối năm. Thông tin được Bộ Công Thương đưa ra tại buổi họp báo thường kỳ chiều 16/10.
Đảm bảo ổn định cung cầu và giá cả hàng hóa, ngay cả trong bối cảnh khó khăn do dịch bệnh, tổng mức bán lẻ hàng hóa đã duy trì được tốc độ tăng trưởng ổn định trong 3 quý đầu tiên của năm. Bên cạnh đó, mức tăng Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) cũng chắc chắn đạt được mục tiêu đề ra.