Thời gian này, bà con đồng bào Cơ Tu tại huyện miền núi tỉnh Quảng Nam lại gọi nhau đi đào củ nghệ, kiếm thêm chút thu nhập. Mỗi mùa đào nghệ, đồng bào có thể kiếm hàng chục triệu đồng nếu chăm chỉ…
Nghề đan lát mây tre của đồng bào Cơ Tu đã có từ lâu đời và là nét văn hóa đặc sắc của đồng bào Cơ Tu tại huyện Đông Giang, Quảng Nam. Gắn việc giữ nghề với phát triển du lịch cộng đồng được xác định là hướng đi để vừa bảo tồn, phát triển nghề truyền thống, vừa cải thiện thu nhập của người dân.
Trong những ngày Tết, ngoài sinh hoạt chung tại nhà Gươl, người dân trong làng Bhơ Hôông (Sông Kôn – Đông Giang) cũng đến thăm nhà người thân, hàng xóm chúc phúc lẫn nhau với kỳ vọng mùa màng tươi tốt, cuộc sống tốt đẹp hơn trong năm mới.
"Toom Sara Fest Mùa yêu" tái hiện sống động những nét văn hóa đặc sắc, những phong tục truyền thống trong tình yêu của người Cơ Tu cũng như mang đến cho du khách lễ hội âm nhạc mang phong cách đại ngàn, mộc mạc.
167 phần quà và 40 triệu đồng tiền mặt đã được trao đến tận tay bà con đồng bào dân tộc Cơ Tu còn khó khăn ở 2 xã Mà Cooih và Kà Dăng (huyện Đồng Giang, Quảng Nam) để kết nối, lan tỏa yêu thương và góp phần giúp bà con đón Tết Nguyên đán Canh Tý ấm no.
Cảnh quan thiên nhiên thôn Tà Lang – Giàn Bí nơi sinh sống của người Cơ Tu đang có manh nha bị phá vỡ do hoạt động du lịch tự phát và sự thiếu ý thức của du khách khi xả rác bừa bãi. Để bảo vệ môi trường, khôi phục và gìn giữ văn hóa cha ông, người Cơ Tu đã bắt tay vào làm du lịch.
Từ bao đời nay, các dân tộc Tây Nguyên còn nguyên những nét đẹp trong lễ cúng trỉa hạt với hình thức canh tác chọc lỗ, tra hạt. Đây là một lễ hội rất quan trọng được đồng bào Tây Nguyên tái hiện tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam, để cầu xin các thần linh cho hạt giống khỏe mạnh, cây cối lên nhanh, mưa gió thuận hòa, lúa về trĩu hạt, bắp đầy kho.
Đến hẹn lại lên, mỗi tháng 1 lần, tại ngôi nhà số 54 Hải Phòng (Đà Nẵng) lại trở lên rực rỡ bởi sắc màu của thổ cẩm hòa với tiếng cười nói. Ấy là ngày bà con người Cơ tu quảng bá văn hóa bản địa đậm sắc của vùng núi Nam Giang (Quảng Nam) và những du khách thích thú tìm hiểu văn hóa đặc sắc của đồng bào dân tộc thiểu số Việt Nam.
Trong đời sống của đồng bào Cơ Tu, cây nêu luôn chiếm vị trí quan trọng, là vật thiêng giúp kết nối thần linh, tổ tiên chuyển tải khát vọng của đồng bào vươn tới cuộc sống ấm no, hạnh phúc và bình an. Chính vì vậy, cây nêu thường được đồng bào Cơ Tu dựng phía trước nhà Gươl trong những ngày Tết, lễ hội truyền thống.