Kim ngạch xuất khẩu sử dụng các loại C/O ưu đãi theo các hiệp định thương mại tự do (FTA) 10 tháng năm 2020 chiếm 28,67% trong 147,6 tỷ USD tổng kim ngạch xuất khẩu sang các thị trường Việt Nam ký FTA. Trong gần 4 tháng EVFTA có hiệu lực, Cục Xuất nhập khẩu đã cấp thành công 49.495 bộ C/O mẫu EUR.1 với kim ngạch gần 1,9 tỷ USD.
Việc làm giả giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) gây hệ lụy rất lớn, có thể khiến cả ngành sản xuất liên lụy. Nghiêm trọng hơn, các nước NK sẽ khởi xướng các cuộc điều tra với hàng hóa.
Dù hầu hết các doanh nghiệp xuất nhập khẩu đều cho rằng các thủ tục hải quan đã thay đổi và cải thiện ngày càng thuận lợi cho doanh nghiệp, nhưng nhìn chung, doanh nghiệp vẫn còn gặp khó khăn trong việc thực hiện và hoàn thành các thủ tục này.
Trong số nhiều nhóm hàng xuất khẩu đã và đang “gặp khó” nổi lên là mặt hàng gỗ dán vì có dấu hiệu gian lận, chuyển tải bất hợp pháp vào Việt Nam để xuất khẩu với xuất xứ Việt Nam.
Từ vị trí địa chính trị thuận lợi, độ mở ngày càng lớn của nền kinh tế Việt Nam và diễn biến phức tạp trong cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung, nhiều quốc gia đã lợi dụng tình hình này để gian lận xuất xứ hàng hoá (C/O) Việt Nam nhằm trốn tránh các biện pháp trừng phạt và hưởng ưu đãi thuế từ các Hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa Việt Nam và các quốc gia khác. Để ngăn chặn tình trạng này, cần có giải pháp đồng bộ, tổng thể.
Để đưa hàng xuất khẩu vào Canada cũng như các thị trường khác được thuận lợi, nhanh chóng, Bộ Công Thương khuyến khích các doanh nghiệp nên sử dụng cấp C/O qua intenet để tiện cho việc chứng minh xuất xứ có thể phát sinh sau này.
Tại cuộc họp báo chiều 26/7 về Thông tư 38/2018/TT-BTC của Bộ Tài chính, đại diện Cục Giám sát quản lý - Tổng cục Hải quan cho biết, đây là một văn bản pháp luật quy định rất cụ thể, thống nhất, minh bạch về xác định xuất xứ hàng hóa xuất nhập khẩu.