Đến 9h sáng 27/9, ảnh hưởng của bão số 6 (bão Trà Mi), gió tại TP. Đà Nẵng rất mạnh, sóng biển cao, hàng loạt cây xanh bật gốc, biển hiệu ngã rạp hàng loạt.
Nhiều làng rau tại Đà Nẵng bị ngập do mưa lớn khiến giá rau xanh tại các chợ tăng. Giá một số loại cá biển cũng tăng nhẹ. Các mặt hàng khác giá cả ổn định.
Chợ ngày 30 Tết ở thành phố Đà Nẵng đông đúc, hối hả, tấp nập. Rau xanh, hoa, quả “đắt hàng”. Giá các mặt hàng “nơi ở mặt đất, nơi trên trời”.
Tiểu thương các chợ tại thành phố Đà Nẵng chủ động gia cố quầy sạp, đóng quầy. Tại các siêu thị, các mặt hàng rau xanh, củ, quả, thịt cá “đầy ngập”.
Chợ Hòa Khánh (Hòa Khánh Bắc, Liên Chiểu, Đà Nẵng) đang trở thành điểm nóng lây nhiễm Covid – 19 tại TP. Đà Nẵng khi trong vòng những ngày gần đây thành phố đã ghi nhận hơn 100 ca nhiễm liên quan đến chợ.
Một số chợ truyền thống trên địa bàn TP. Đà Nẵng gồm chợ An Hải Bắc, chợ Hòa Khánh, chợ Nam Ô, chợ Hòa Mỹ, chợ Hòa An đã được mở cửa trở lại với số lượng tiểu thương giới hạn, cung cấp các mặt hàng nhu yếu phẩm thiết yếu. Công tác phòng chống dịch Covid – 19 được giám sát chặt chẽ, đảm bảo trong quá trình mua bán.
Các chợ, siêu thị, kể cả trong khu vực thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 tại TP. Đà Nẵng vẫn mở cửa bình thường, việc lưu thông hàng hóa đảm bảo, giá cả ổn định. Các siêu thị hiện đang chủ động tăng nguồn cung dự trữ hàng hóa đảm bảo cung ứng đủ, dồi dào phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân.
Tại TP. Đà Nẵng đã xuất hiện tình trạng lơi lỏng trong kiểm soát việc ra vào chợ do các quận, huyện quản lý. Tại khu vực xung quanh một số chợ tái diễn tình trạng bán hàng rong, lấn chiếm lòng lề đường. Đặc biệt là một số chợ tự phát tập trung đông người tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm Covid -19 cũng như không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Các chợ truyền thống trên địa bàn TP. Đà Nẵng đồng loạt triển khai thu thẻ vào chợ để kiểm soát lượt người ra vào chợ. Tuy nhiên, một số tuyến đường xung quanh các chợ trên địa bàn thành phố vẫn còn tình trạng một số người dân bán hàng rong, tập trung đông người làm tăng nguy cơ lây nhiễm dịch Covid – 19.
Trong 3 ngày từ 09/2 – 11/2 (tức 28 – 30 tháng Chạp), Sở Công Thương Đà Nẵng phối hợp với 2 đơn vị phân phối thịt heo triển khai chương trình bán thịt heo bình ổn giá tại 16 điểm trải đều trên địa bàn TP. Đà Nẵng.
Thịt heo nhập khẩu đã được bày bán tại nhiều chợ truyền thống trên địa bàn TP. Đà Nẵng đã được hơn 1 tháng và người tiêu dùng đã bắt đầu chấp nhận sản phẩm này.
Ghi nhận của phóng viên sáng ngày 16/4, một số cơ sở kinh doanh ăn uống trên địa bàn TP. Đà Nẵng đã hoạt động trở lại, tuy nhiên sức mua và lượng giao dịch còn thấp. Sở Công Thương thành phố cũng đã có văn bản gửi Ban quản lý các chợ các cấp, các đơn vị vận chuyển hàng ăn uống nghiêm chỉnh thực hiện các quy định phòng chống dịch Covid – 19.
Sở Công Thương Đà Nẵng đã yêu cầu Ban quản lý các chợ không cho người tiêu dùng không mang khẩu trang ra vào chợ, kiên quyết xử phạt đối với những trường hợp không mang khẩu trang khi mua bán tại chợ. Đồng thời, giám sát, nhắc nhở người tiêu dùng đảm bảo khoảng cách an toàn giữa người với người khi mua bán tại các chợ.
Thị trường thực phẩm Tết Đà Nẵng ghi nhận nguồn cung dồi dào. Đến 10 giờ sáng ngày 30 tháng Chạp thị trường giảm nhiệt, nhiều tiểu thương đã đóng quầy sạp nghỉ bán. Giá cả các loại thực phẩm trong ngày giao dịch cuối cùng của năm Kỷ Hợi tăng nhẹ dù sức mua tăng khoảng 300% so với ngày thường.
Thịt heo tại điểm bán bình ổn giá không giới hạn về số lượng, đảm bảo phục vụ đủ nhu cầu tiêu dùng trong khung giờ mở bán. Người tiêu dùng cho biết họ chọn mua thịt heo bình ổn giá vì chất lượng được cam kết, đảm bảo nguồn gốc xuất xứ, an toàn thực phẩm và nhất là giá cả hợp lý, không lo bị “chặt chém”.
Hàng Việt ngày càng chiếm được vị thế tối ưu trong sự lựa chọn của người tiêu dùng tại TP. Đà Nẵng, đặc biệt là các sản phẩm tiêu dùng thiết yếu phục vụ Tết Nguyên đán như bánh, kẹo, mứt… Người tiêu dùng Đà Nẵng cho biết họ lựa chọn hàng Việt Nam trong dịp Tết Nguyên đán để an tâm về chất lượng, giá cả và “đậm vị quê hương”.